Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức Bài tập 8 trang 12 SBT Văn 11 – Kết nối tri...

Bài tập 8 trang 12 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức: Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?...

Đọc kĩ toàn bộ đoạn thơ để nhận xét về cấu tứ. Giải Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 - Bài 8 trang 12 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức - Đọc và thực hành Tiếng Việt - Bài 2. Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Hãy sơ đồ hóa tổ chức của bài thơ theo cách nhìn nhận của bạn...

Câu 1

Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ toàn bộ đoạn thơ để nhận xét về cấu tứ

Answer - Lời giải/Đáp án

Bài thơ được triển khai gồm 4 câu thơ thuộc thể loại thơ lục bát, hướng về bày tỏ niềm xót thương con sông thân yêu một thời gắn bó của mình. Tình cảm sâu nặng của ông khiến không ít độc giả phải bùi ngùi thương tiếc.


Câu 2

Hãy sơ đồ hóa tổ chức của bài thơ theo cách nhìn nhận của bạn.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ toàn bộ đoạn thơ để sơ đồ hóa tổ chức bài thơ.

Answer - Lời giải/Đáp án


Câu 3

Theo ban, trong bài thơ, dòng (câu) nào đáng được xem là dòng (câu) then chốt? Vì sao bạn xác định như vậy?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ toàn bộ đoạn thơ để tìm ra câu thơ then chốt (câu thơ nổi bật được cảm xúc của tác giả).

Answer - Lời giải/Đáp án

- Câu thơ then chốt: “Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”.

- Vì: Câu thơ đã thể hiện sự bàng hoàng, giật mình của tác giả về một thời đã qua. Sự nuối tiếc quá khứ ấy đã làm cho ta thấy rõ hơn niềm đau của tác giả. Đó là niềm đau mất nước.


Advertisements (Quảng cáo)

Câu 4

Vì sao “tiếng ếch” lại khiến nhân vật trữ tình giật mình, ngỡ tiếng gọi đò vang vọng?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ toàn bộ đoạn thơ chú ý hai câu thơ cuối để giải thích lý do.

Answer - Lời giải/Đáp án

Đứng nơi đây, trước mặt là nhà cửa, ngô khoai vậy mà nhà thơ cứ ngỡ là mình đang đứng trước dòng sông quê cũ. Tế Xương “vắng nghe”, “tiếng ếch” đâu đây. Một hồi ức kỉ niệm đang hiện về trong tâm trí nhà thơ. Ông “giật mình” khi “tưởng” đến tiếng gọi đò hôm nao.. Sông hôm nay, nhưng tác giả nhớ lại những ngày thanh bình thuở trước cho nên nghe tiếng “ếch” nhà thơ lại “tưởng” tiếng gọi đò ngày xưa. Tư “tưởng” ở đây đã diễn tả được tâm trạng của Tế Xương. Đó là tâm trạng tiếc thương, là nỗi nhớ về thời thanh bình của đất nước.


Câu 5

“Tiếng gọi đò” được nhắc tới trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ câu thơ cuối để xác định ý nghĩa tượng trưng.

Answer - Lời giải/Đáp án

Ý nghĩa tượng trưng là: Thể hiện một thời đã qua, những kỉ niệm đó chỉ còn trong quá khứ, không thể lấy lại được.


Câu 6

Chỉ ra sự kết nối giữa các hình ảnh trong bài thơ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ toàn bộ bài thơ để xác định sự kết nối.

Answer - Lời giải/Đáp án

Sự kết nối: Các hình ảnh có sự liên kết, kết nối với nhau. Đều là những hình ảnh quen thuộc ở làng quê. Nhìn thấy những ngô khoai, ruộng đồng, tác giả nhớ lại kí ức về con sông cũ và có hình ảnh con đò, tiếng ếch.