Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức Bài tập 8 trang 22 SBT Văn 11 – Kết nối tri...

Bài tập 8 trang 22 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức: Trong đoạn trích, nhận xét của tác giả về mối quan hệ giữa “chuyện” và “thơ” được giới hạn ở phạm vi thể loại...

Đọc kĩ toàn bộ văn bản để đưa ra được luận điểm chính của đoạn trích. Hướng dẫn soạn Câu 1, 2, 3, 4, 5 - Bài 8 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức - Đọc và thực hành Tiếng Việt - Bài 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi...Trong đoạn trích, nhận xét của tác giả về mối quan hệ giữa “chuyện” và “thơ” được giới hạn ở phạm vi thể loại truyện

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Trong truyện thơ, có thơ và có chuyện. Hai yếu tố ấy bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau. Thường thì chuyện nhờ có thơ, chuyện thêm đậm đà, thơ nhờ có chuyện, thơ thêm sâu sắc, tách riêng thơ đằng thơ, chuyện đằng chuyện sẽ mất mát rất nhiều:

Dưới cầu nước chảy trong veo

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha

Hai câu này tách riêng ra vẫn hay, vẫn gợi lên một cảnh đẹp, tình tứ và nên thơ. Nhưng phải đặt nó đúng vào cái chỗ của nó trong Truyện Kiều lúc Kim – Kiều mới gặp nhau lần đầu, chưa nói được với nhau một lời nào những mối tình giữa hai người thì đã mãnh liệt, mãnh liệt đến mức:

Chập chờn cơn tỉnh cơn mê

Y như trong câu ca dao ngày trước:

Thấy anh như thấy mặt trời

Chói chang khó ngó trao lời khó trao

Ta phải nhớ rõ lúc này là lúc hai người gặp nhau, yêu nhau, chưa nói được gì với nhau đã phải xa nhau mới thấy hết chiều sâu trong cái cảnh dưới dòng nước chảy, tơ liễu thướt tha.

(Hoài Thanh toàn tập, tập 4, NXB Văn học, Hà Nội, 1999, tr. 484 – 485)

Câu 1

Tóm tắt luận điểm chính của đoạn trích.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ toàn bộ văn bản để đưa ra được luận điểm chính của đoạn trích.

Answer - Lời giải/Đáp án

Nội dung đoạn trích được triển khai xoay quanh chỉ một luận điểm và luận điểm đó không khó nhận ra (nằm ngay ở phần mở đoạn). Tác giả trình bày luận điểm bằng các câu ngắn, gối nhau thành từng lớp, gợi mở vấn đề một cách tuần tự.


Câu 2

Đánh giá cách tác giả đưa bằng chứng và phân tích bằng chứng trong đoạn trích.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ toàn bộ văn bản để nhận xét về cách tác giả đưa bằng chứng và phân tích bằng chứng.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

- Tác giả chọn được bằng chứng rất tiêu biểu. Trong đời sống, câu thơ “Dưới cầu nước chảy trong veo/ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha” thường được dẫn ra như một đơn vị độc lập để “áp” vào một cảnh sắc thơ mộng nào đó. Cách vận dụng này hết sức tự nhiên nhưng cản trở việc cảm thụ sâu sắc về chính câu thơ ấy trong ngữ cảnh của tác phẩm.

- Khi phân tích bằng chứng, tác giả vừa huy động kiến thức chung về Truyện Kiều và ca dao, vừa dựa trên những trải nghiệm thực tế để giúp người đọc thấy rằng câu thơ được dẫn chứa đựng bên trong cả một thiên tình sử, cần được đọc với một tâm thế khác, cách nhìn khác.

- Nhìn chung, khi nêu bằng chứng, tác giả đạt được một kết quả “kép”: vừa làm sáng tỏ luận điểm về sự thống nhất giữa “chuyện” và “thơ trong truyện thơ, vừa gợi ý cho người đọc thấy được những tầng nghĩa sâu xa trong các câu thơ của Truyện Kiều.


Câu 3

Dựa theo cách nhà phê bình Hoài Thanh đã thực hiện trong đoạn trích khi làm sáng tỏ mối quan hệ giữa “chuyện” và “thơ, hãy phân tích một trường hợp có liên quan đến văn bản Lời tiễn dặn để chứng tỏ bạn chia sẻ với điều đã được tác giả đề cập.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ lại phần nhà phê bình Hoài Thanh thực hiện làm sáng tỏ giữa “chuyện” và “thơ” để phân tích về trường hợp có liên quan đến văn bản Lời tiễn dặn để chứng tỏ bạn chia sẻ với điều đã được tác giả đề cập.

Answer - Lời giải/Đáp án

Đoạn trích Lời tiễn dặn được coi là một trong những đoạn trích thể hiện rõ nét về những đặc sắc của thể loại truyện thơ dân gian mang lại. Nó là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình. Hình ảnh cô gái được hiện lên rõ nét qua quan sát và tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn cô và thái độ chăm sóc ân cần của chàng trai khi cô gái ở nhà chồng. Sự đan xen giữa kể sự việc và miêu tả tâm trạng nhân vật là ưu thế nổi bật của truyện thơ. Đồng thời, các cấu trúc câu lặp lại, lối sử dụng điệp từ là đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích. Một hành động, một tâm trạng khi được dùng với tần suất lặp lại với nhiều hình ảnh theo một cấu trúc ngữ pháp, nó sẽ khắc họa sâu sắc nội dung diễn tả hơn. Điều đó tạo tính chất phô diễn, giãi bày đậm chất trữ tình và tạo sự cân đối, nhịp nhàng, hài hòa về nhạc điệu. Ngoài ra, việc sử dụng các đại từ nhân xưng “anh yêu em”, “đôi ta yêu nhau”, các hô ngữ, mệnh lệnh thức “xin hãy”, “dậy đi em”,… cũng làm đoạn trích tăng tính chất trữ tình cho thể loại này.


Câu 4

Trong đoạn trích, nhận xét của tác giả về mối quan hệ giữa “chuyện” và “thơ” được giới hạn ở phạm vi thể loại truyện thơ. Theo bạn, nhận xét này có thể áp dụng cho cả những bài thơ trữ tình có yếu tố tự sự không? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ toàn bộ đoạn trích, đưa ra quan điểm cá nhân về việc áp dụng nhận xét của tác giả vào những bài thơ trữ tình có yếu tố tự sự.

Answer - Lời giải/Đáp án

Trong thơ trữ tình, yếu tố “chuyện” (cũng là yếu tố tự sự) không nhất thiết phải có. Vô số bài thơ không cần có yếu tố “chuyện” vẫn gây được những ấn tượng sâu sắc, vẫn được ca ngợi là thơ hay. Như vậy, “chuyện” chỉ là một yếu tố trong nhiều yếu tố có thể tạo nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của thơ ca. Tuỳ thể loại mà yếu tố này xuất hiện với mức độ đậm nhạt không giống nhau. Riêng trong những bài thơ trữ tình giàu yếu tố tự sự, khi tác giả đã chủ động đưa “chuyện” vào tác phẩm thì dĩ nhiên “chuyện” là yếu tố đóng vai trò quan trọng, nó cần được kết hợp với “thơ” để tạo nên sự hài hoà. Vì lý do này, có thể áp dụng nhận xét của Hoài Thanh cho cả bộ phận thơ trữ tình có yếu tố tự sự.


Câu 5

Phân tích mạch lạc và liên kết trong đoạn trích.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ cả văn bản để phân tích mạch lạc và liên kết trong đoạn trích.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Về mạch lạc: Trong đoạn trích, từ việc nêu luận điểm đến việc đưa bằng chứng và phân tích bằng chứng, tác giả đều tập trung làm sáng tỏ vấn đề: Trong truyện thơ, giữa “chuyện” và “thơ” luôn có sự gắn kết để cho tác phẩm có được chiều sâu và sự bay bổng.

- Về liên kết: Các từ ngữ như “chuyện”, “thơ”, “tách riêng” được lặp lại nhiều lần trong các câu khác nhau, tạo nên sự liền mạch của đoạn trích.

Advertisements (Quảng cáo)