Câu hỏi/bài tập:
3.11. Một proton cô lập được đặt cố định trên một bề mặt nằm ngang. Một proton khác phải được đặt ở đâu so với proton đầu tiên để lực điện cân bằng trọng lượng của nó?
Vận dụng kiến thức đã học về lực Cu-long giữa hai điện tích: →F=k|q1q2|→r2
- Định luật II Newton: ∑→F=m→a
Trọng lực của một proton có hướng thẳng xuống dưới theo phương thẳng đứng với độ lớn là:
P=mg=9,8.1,67.10−27=1,64.10−26N
Khi đặt một proton khác lại gần proton ban đầu, các lực tác dụng lên proton ban đầu là →F;→P.
Theo định luật II Newton: →F+→P=m→a
Để lực điện cân bằng trọng lượng của proton ban đầu thì →F+→P=0
⇒{→F↑↓→PF=P=1,64.10−26N
Như vậy, proton khác cần đặt phía trên theo phương thẳng đứng so proton đầu tiên và cách proton ban đầu một khoảng r.
r=√ke2F=√9.109.(1,6.10−19)21,64.10−26=0,12m
3.12. Ba điện tích được đặt tại ba điểm cố định trong mặt phẳng tạo thành một tam giác vuông ABC (Hình 3.3). Chiều dài hai cạnh góc vuông là AB = 4 m và BC = 5 m. Điện tích tại A là qA = 5,0 μC, tại B là là qB = –5,0 μC, tại C là qC = 4,0 μC. Tìm lực điện tổng hợp tác dụng lên mỗi điện tích.
Vận dụng kiến thức đã học về lực Cu-long giữa hai điện tích: →F=k|q1q2|→r2
ΔABC vuông tại B
⇒AC2=BA2+BC2 (định lý Pi ta go)
⇒AC2=42+52=41
Lực tác dụng lên điện tích tại điểm A: →FA=→FCA+→FBA
FCA=k|qCqA|CA2=9.109.|4.10−6.5.10−6|41=4,4.10−3N
FBA=k|qBqA|BA2=9.109.|(−5.10−6).5.10−6|42=1,41.10−2N
cos(AFCAFA)=cos(CAB)=BA2+AC2−BC22BA.AC=−42+41−522.4.√41=0,617
⇒F2A=F2CA+F2BA−2FCAFBAcos(AFCAFA)F2A=(4,4.10−3)2+(1,41.10−2)2−2.4,4.10−3.1,41.10−2.0,617F2A=1,42.10−4⇒FA=1,2.10−2N
cos(FAAFBA)=F2A+F2BA−F2CA2FA.FBA=1,42.10−4+(1,41.10−2)2−(4,4.10−3)22.1,19.10−2.1,41.10−2=0,96⇒FAˆAFBA=17∘
Lực tác dụng lên điện tích đặt tại A có độ lớn FA = 1,2.10-2 N và có hướng tạo với hướng Tây góc 36o lệch về phía Nam.
Tương tự, ta có lực tác dụng lên điện tích đặt tại B có độ lớn FB = 1,6.10-2 N và có hướng tạo với hướng Đông góc 63o lệch về phía Bắc.
Lực tác dụng lên điện tích đặt tại C có độ lớn FC = 4,7.10-3 N và có hướng tạo với hướng Tây góc 36o lệch về phía Nam.
3.13. Ba điện tích nằm trong một mặt phẳng, q1 = 3,0 μC, q2 = –5,0 μC, q3 = 6,0 μC (Hình 3.4). Khoảng cách giữa q1 và q2 là 0,20 m, giữa q1 và q3 là 0,16 m. Tìm lực điện tổng hợp do q2 và q3 tác dụng lên q1.
Vận dụng kiến thức đã học về lực Cu-long giữa hai điện tích: →F=k|q1q2|→r2
Lực tác dụng lên điện tích q1: →F1=→F21+→F31
F21=k|q2q1|0,22=9.109.|(−5.10−6).3.10−6|0,22=3,375N
F31=k|q3q1|r231=9.109.|6.10−6.3.10−6|0,162=6,33N
ˆA1=q2ˆq1q3=54∘
⇒F21=F221+F231−2F21F31cos(A1)F21=3,3752+6,332−2.3,375.6,33.cos54F21=26,34⇒F1=5,13N
cos(F1q1F31)=F21+F231−F2212F1.F31=26,34+6,332−3,37522.5,13.6,33=0,847⇒F1ˆq1F31=31,1∘
Lực tác dụng lên điện tích q1 có độ lớn F1 = 5,13 N và có hướng tạo với hướng Tây góc 31,1o lệch về phía Bắc.
3.14. Hai quả cầu nhỏ được tích điện như nhau, mỗi quả có khối lượng 1,5 g. Một quả được treo bằng một sợi chỉ, quả kia được đưa lại gần. Ở trạng thái cân bằng, hai quả cầu cách nhau 2,6 cm và sợi chỉ tạo với phương thẳng đứng góc 20o (Hình 3.5). Tính điện tích của mỗi quả cầu.
Advertisements (Quảng cáo)
Vận dụng kiến thức đã học về lực Cu-long giữa hai điện tích: →F=k|q1q2|→r2
- Định luật II Newton: ∑→F=m→a
Các lực tác dụng lên quả cầu được treo là →F;→P;→T.
Theo định luật II Newton: →F+→P+→T=m→a
Ở trạng thái cân bằng, →F+→P+→T=0
P=mg=9,8.1,5.10−3=1,47.10−2N
Từ hình vẽ và định lý cosin, ta có:
tan20=FP⇒F=Ptan20=1,47.10−2.tan20=5,35.10−3N-
Mà F=k|q1q2|r2
⇒|q1|=|q2|=r.√Fk=0,026.√5,35.10−39.109=2.10−8C
Như vậy, điện tích của mỗi quả cầu là 2.10-8 C.
3.15. Hai quả cầu, mỗi quả có khối lượng 2,0 g được gắn vào mỗi đầu một sợi dây mềm, cách điện, dài 1,2 m. Các quả cầu được tích điện tích giống hệt nhau và sau đó, điểm giữa của sợi dây được treo vào một điểm trên giá. Các quả cầu nằm yên ở trạng thái cân bằng, tâm của chúng cách nhau 15 cm. Tìm độ lớn điện tích ở mỗi quả cầu.
Vận dụng kiến thức đã học về lực Cu-long giữa hai điện tích: →F=k|q1q2|→r2
- Định luật II Newton: ∑→F=m→a
Các lực tác dụng lên từng quả cầu là →F;→P;→T.
Theo định luật II Newton: →F+→P+→T=m→a
Ở trạng thái cân bằng, →F+→P+→T=0
P=mg=9,8.2.10−3=1,96.10−2N
Tam giác OBC vuông tại C
sinCˆOB=CBOB=0,15/21,2/2=0,125⇒CˆOB=7,18∘⇒F=PtanCˆOB=1,96.10−2.tan7,18=2,47.10−3N-
Mà F=k|q1q2|r2
⇒|q1|=|q2|=r.√Fk=0,15.√2,47.10−39.109=7,9.10−8C
Như vậy, điện tích của mỗi quả cầu là 7,9.10-8 C.
3.16. Khoảng cách trung bình giữa electron và proton trong nguyên tử hydro là 5,3.10–11 m. a) Tìm độ lớn của lực điện Fe giữa electron và proton. b) Lực hấp dẫn giữa electron và proton được xác định bằng biểu thức
Fg=Gmempr2
Trong đó G=6,67.10−11N.m2kg2;me=9,11.10−31kg;mp=1,67.10−27kg
Tìm độ lớn của lực hấp dẫn Fg giữa electron và proton. c) Tìm tỉ số của lực điện Fe và lực hấp dẫn Fg.
d) Tính gia tốc gây ra bởi lực điện của proton lên electron và gia tốc gây bởi lực hấp dẫn của proton lên electron.
Vận dụng kiến thức đã học về lực Cu-long giữa hai điện tích: →F=k|q1q2|→r2
a) Tìm độ lớn của lực điện Fe giữa electron và proton là:
Fe=ke2r2=9.109.(1,6.10−195,3.10−11)2=8,2.10−8N b) Lực hấp dẫn giữa electron và proton là:
Fg=Gmempr2=6,67.10−11.9,11.10−31.1,67.10−27(5,3.10−11)2=3,6.10−47N
c) Tỉ số của lực điện Fe và lực hấp dẫn Fg.
FeFg=8,2.10−83,6.10−47=2,3.1039N
d) Gia tốc gây ra bởi lực điện của proton lên electron
aeFeme=8,2.10−89,11.10−31=9.1022m/s2
Gia tốc gây bởi lực hấp dẫn của proton lên electron.
ag=Fgme=3,6.10−479,11.10−31=4.10−17m/s2