Trang chủ Lớp 11 SGK Địa lí lớp 11 - Kết nối tri thức Dựa vào nội dung mục I, hãy: Trình bày những thành tựu...

Dựa vào nội dung mục I, hãy: Trình bày những thành tựu nổi bật của kinh tế Trung Quốc. Cho biết vị thế của kinh tế Trung Quốc trên thế giới...

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin Trả lời , Câu hỏi mục I - Bài 27. Kinh tế Trung Quốc SGK Địa lý lớp 11 - Kết nối tri thức.

Dựa vào nội dung mục I, hãy:

  • Trình bày những thành tựu nổi bật của kinh tế Trung Quốc.

  • Cho biết vị thế của kinh tế Trung Quốc trên thế giới.

  • Phân tích nguyên nhân phát triển kinh tế Trung Quốc.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.

Answer - Lời giải/Đáp án

* Thành tựu nổi bật của kinh tế Trung Quốc.

  • Sau 4 thập kỷ (Từ 1978) tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức 9-10%, quy mô kinh tế Trung Quốc lần lượt vượt qua Đức (năm 2008) và Nhật Bản (năm 2010), vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ.

  • GDP Trung Quốc tăng từ 54.000 tỉ nhân dân tệ (8.130 tỉ USD) năm 2012 lên 90.000 tỉ nhân dân tệ (hơn 13.000 tỉ USD) năm 2018, đóng góp trên 30% cho tăng trưởng GDP toàn cầu.

  • Năm 2020, tổng giá trị xuất – nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ của Trung Quốc là 5 080,4 tỉ USD, đứng đầu thế giới.

* Vị thế của Trung Quốc.

  • Tính đến năm 2020, Trung Quốc đã vượt Mỹ và trở thành quốc gia giàu có nhất thế giới với tài sản ròng lên đến 120 nghìn tỉ USD so với 90 nghìn tỉ USD của Mỹ.

  • Hiện nay, Trung Quốc đã vượt lên là quốc gia có quy mô GDP thứ 2 thế giới.

  • Từ năm 2013, Trung Quốc đã trở thành quốc gia hàng đầu trên toàn cầu về doanh số bán rô-bốt công nghiệp.

  • Về kinh tế đối ngoại, thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc năm 2020 đã lên mức cao nhất mọi thời đại, đạt 2,6 nghìn tỷ USD.

* Nguyên nhân phát triển kinh tế Trung Quốc.

  • Nguồn lực tự nhiên đa dạng, nguồn lao động dồi dào, trình độ người lao động ngày càng được nâng cao.

  • Cơ sở hạ tầng phát triển, thị trường rộng lớn và năng động.

  • Nhà nước có chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năng động, điều chỉnh phương thức kịp thời qua các giai đoạn khác nhau.

  • Chú trọng trong ứng dụng khoa học – công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất.