Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 67 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy chia sẽ hiểu biết của mình về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
Dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân và chia sẻ về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:
+ Công dân bình đẳng về quyền. Bất kì công dân nào nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân.
+ Công dân bình đẳng về nghĩa vụ như: tuân theo Hiến pháp và pháp luật; nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ nộp thuế,...
+ Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt, đối xử bởi lí do dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Pháp luật không thừa nhận đặc quyền, đặc lợi của bất kì đối tượng, tầng lớp nào.
- Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí:
+ Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật, không phân biệt đó là người có chức, có quyền, có địa vị xã hội hay là một công dân bình thường, không phân biệt giới tính, tôn giáo,...
+ Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì từ người lãnh đạo cho đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau, không phân biệt đối xử.
Câu hỏi mục 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 68 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc thông tin, trường hợp, tình huống và trả lời câu hỏi
a. Trong trường hợp 1, các bạn học sinh lớp 12A đã được hưởng quyền gì? Các bạn ấy có bị phân biệt đối xử vì hoàn cảnh gia đình không?
b. Ở trường hợp 2, việc anh Kiên và chị Hạnh cùng được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là thể hiện bình đẳng về quyền nào của công dân?
c. Trong tình huống 1, vì sao cơ quan thuế không chấp nhận đề nghị được nộp chậm thuế của bà V?
d. Em đồng ý với ý kiến của bạn Q hay bạn K trong tình huống 2? Vì sao?
a. Đọc trường hợp 1 và chỉ ra quyền các bạn học sinh lớp 12A đã được hưởng. Phân tích trường hợp và trả lời câu hỏi.
b. Đọc trường hợp 2 và chỉ ra quyền được thể hiện qua việc anh Kiên và chị Hạnh cùng được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh trong trường hợp đó.
c. Giải thích được vì sao cơ quan thuế không chấp nhận đề nghị được nộp chậm thuế của bà V.
d. Bày tỏ quan điểm của bản thân về ý kiến của bạn Q hay bạn K trong tình huống 2. Giải thích vì sao.
a. Trong trường hợp 1, các bạn học sinh lớp 12 đã được hưởng quyền bình đẳng về học tập, nghĩa là bình đẳng về quyền, vì đều được đăng kí tham gia tuyển sinh vào đại học theo nguyện vọng cá nhân.
b. Ở trường hợp 2, việc anh Kiên và chị Hạnh cùng được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là thể hiện bình đẳng trong việc hưởng quyền tự do kinh doanh của công dân.
c. Trong tình huống 1, cơ quan thuế không chấp nhận đề nghị của bà V được chậm nộp thuế là để đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế của công dân theo quy định của pháp luật.
b. Em đồng ý với ý kiến của bạn Q trong tình huống 2, vì mọi công dân trong độ tuổi đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự. Việc bố của K nộp thuế là thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của người kinh doanh, còn K cũng như Q và P đều phải thực hiện đăng kí nghĩa vụ quân sự, thực hiện đúng nghĩa vụ công dân, không phân biệt.
Câu hỏi mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 70 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
a. Từ các thông tin 1, 2, em hãy cho biết vì sao bà X, bà Y ở thông tin 3, bị cáo C và D ở thông tin 4 đều bị xử lý do vi phạm pháp luật. Việc Đội quản lí thị trường huyện T và Toà án nhân dân tỉnh V xử phạt những người vi phạm pháp luật đã thể hiện công dân bình đẳng về nội dung nào?
b. Từ các thông tin trên, em hiểu thế nào là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?
a. - Đọc thông tin 1, 2 và cho biết vì sao bà X, bà Y ở thông tin 3, bị cáo C và D ở thông tin 4 đều bị xử lý do vi phạm pháp luật.
- Nêu được nội dung thể hiện công dân bình đẳng trong việc đội quản lí thị trường huyện T và Toà án nhân dân tỉnh V xử phạt những người vi phạm pháp luật.
b. Nêu được khái niệm công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
a. - Bà X, bà Y ở thông tin 3, bị cáo C và D ở thông tin 4 đều bị xử lý do vi phạm pháp luật, vì bất kì người nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình, không phân biệt.
- Việc Đội quản lí thị trường huyện T ở thông tin 3 và Tòa án nhân dân tỉnh V ở thông tin 4 xử phạt những người vi phạm pháp luật đã thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
b. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì người nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử theo quy định của pháp luật, khôn không phân biệt đó là người có chức, có quyền, có địa vị xã hội hay là một công dân bình thường, không phân biệt giới tính, tôn giáo,…
Câu hỏi mục 3
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 71 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi
a. Quy định ưu tiên tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số có thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật hay không? Vì sao? Việc cộng điểm ưu tiên tạo cơ hội gì cho học sinh người dân tộc thiểu số?
b. Quyền bình đẳng của công dân được thể hiện như thế nào trong trường hợp 2?
c. Từ các trường hợp trên, theo em quyền bình đẳng có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
a. - Đọc các trường hợp và phân tích được việc quy định ưu tiên tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Giải thích được vì sao.
- Chỉ ra cơ hội của việc cộng điểm ưu tiên đối với học sinh người dân tộc thiểu số.
b. Đọc trường hợp 2 và chỉ ra được quyền bình đẳng của công dân được thể hiện trong trường hợp đó.
c. Nhận biết được ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với mỗi người.
a. Quy định ưu tiên tuyển sinh đại học cho học sinh người dân tộc thiểu số là thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, vì trong trường hợp này quyền bình đẳng thể hiện ở chỗ học sinh người dân tộc thiểu số được bình đẳng về cơ hội học tập để có cơ hội được học đại học như học sinh người dân tộc Kinh; nếu không được ưu tiên cộng điểm thì học sinh người dân tộc thiểu số sẽ khó có cơ hội được học đại học, sẽ bị thiệt thòi dẫn đến bất bình đẳng trong việc thực hiện quyền học tập.
Advertisements (Quảng cáo)
b. Ở trường hợp 2, quyền bình đẳng của công dân thể hiện ở chỗ cả anh Thành và anh Tài đều được đối xử như nhau khi đăng kí thành lập doanh nghiệp, đều được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, không phụ thuộc vào vốn điều lệ và địa bàn hoạt động.
c. - Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là một trong các quyền cơ bản của con người.
- Quyền bình đẳng này được quy định trong Hiến pháp và luật, và được thực hiện trong thực tế.
+ Tạo điều kiện cho công dân sống một cuộc sống an toàn, lành mạnh, được phát triển đầy đủ và toàn diện.
+ Đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật và đảm bảo mọi công dân có cơ hội và khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
+ Đảm bảo sự công bằng giữa mọi công dân, không phân biệt đối xử trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Là cơ sở đảm bảo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 71 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật? Vì sao?
Đọc các nội dung và chỉ ra nội dung thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Giải thích vì sao.
- Nội dung thể hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là: A. Ông G và ông H có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau cùng nộp đơn đăng kí kinh doanh, với hồ sơ và điều kiện như nhau, đều được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
- Vì ông G và ông H tuy có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhưng nộp hồ sơ kinh doanh đều được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Điều này thể hiện bình đẳng trong việc hưởng quyền tự do kinh doanh của công dân.
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 72 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy xử lý tình huống sau:
- Đọc tình huống a và bày tỏ quan điểm của bản thân về ý kiến của các bạn trong tình huống đó. Giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý.
- a) Đọc tình huống b và nhận xét thế về việc xử phạt của Thanh tra y tế trong tình huống đó.
b) Chỉ ra hậu quả của việc Thanh tra y tế không xử phạt chị C.
- Tình huống a. Em không đồng ý với ý kiến của một số bạn lớp 12A khi cho rằng các bạn HS lớp 12B không có quyền bình đẳng với nhau trong học tập.
Vì quyền bình đẳng của HS đã được thể hiện ở quyền dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đăng kí dự tuyển vào đại học mà không bị phân biệt đối xử. Còn việc trúng tuyển hay không trúng tuyển lại tuỳ thuộc vào số điểm quy định, nghĩa là phụ thuộc vào khả năng thực hiện quyền của mỗi người.
- Tình huống b.
a. Hành vi xử phạt của Thanh tra y tế là thể hiện không đúng về quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí.
b. Việc Thanh tra y tế không xử phạt chị C làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật, tạo tiền lệ xấu cho việc thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước và công dân.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 72 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Tự liên hệ bản thân, em đã thực hiện pháp luật về quyền bình đẳng của công dân như thế nào?
Liên hệ bản thân và chỉ ra các việc làm thực hiện pháp luật về quyền bình đẳng của công dân.
Bản thân em đã thực hiện một số hoạt động thể hiện quyền bình đẳng của công dân:
- Ở lớp em được tham gia mua bảo hiểm thân thể và bảo hiểm y tế để bảo vệ cho sức khỏe của mình.
- Em và các bạn trong lớp được tự ứng cử, bầu cử vào các vị trí ban cán sự trong lớp cũng như 1 số chức vụ đoàn đội của trường.
- Trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10, em đã đăng kí dự thi vào ngôi trường mà bản thân em yêu thích.
- Khi đăng kí tổ hợp môn học, em đăng kí lựa chọn các môn học phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 72 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật theo gợi ý:
Lập kế hoạch tuyên truyền:
- Mục đích, đối tượng tuyên truyền;
- Hình thức, nội dung tuyên truyền;
- Thời gian, địa điểm thực hiện.
Trình bày kế hoạch trước lớp.
- Xây dựng một kế hoạch tuyên truyền về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật theo gợi ý.
- Trình bày kế hoạch trước lớp.
- Mục đích, đối tượng tuyên truyền:
+ Tuyên truyền về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, cụ thể: Bình đẳng về quyền sử dụng đất.
+ Đối tượng: Mọi người dân.
- Hình thức, nội dung tuyên truyền: Bằng việc phát tờ gấp tuyên truyền pháp luật về “Nam nữ bình đẳng về quyền sử dụng đất” và các buổi thuyết minh, hướng dẫn.
- Thời gian, địa điểm thực hiện: Vào các buổi tối cuối tuần tại địa điểm nhà văn hóa thôn/phường.
- Sản phẩm tuyên truyền: Tờ gấp tuyên truyền pháp luật về “Nam nữ bình đẳng về quyền sử dụng đất”.