Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Cánh diều Em hãy nhận xét suy nghĩ, hành động của các nhân vật...

Em hãy nhận xét suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong trường hợp...

a. - Đọc các thông tin và trường hợp để nhận xét suy nghĩ Giải chi tiết , Câu hỏi mục 1 - Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng - tôn giáo SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Cánh diều.

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 146 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi


a. Từ thông tin 1, 2, em hãy nhận xét suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong trường hợp trên. Theo em, quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo được biểu hiện như thế nào trong các trường hợp trên?

b. Theo em, pháp luật nước ta quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhằm mục đích gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a. - Đọc các thông tin và trường hợp để nhận xét suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong trường hợp đó.

- Chỉ ra biểu hiện của quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo trong trường hợp.

b. Nêu được mục đích của pháp luật trong việc quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Nhận xét về suy nghĩ, hành động của các nhân vật trong hai trường hợp:

- Trường hợp 1: Suy nghĩ của chị M là đúng, vì pháp luật quy định công dân có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Suy nghĩ, băn khoăn của bố mẹ chị M là không đúng, vì pháp luật nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử, kì thị vì lí do tôn giáo (khoản 1 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016).

- Trường hợp 2: Suy nghĩ về việc nếu anh T muốn ứng cử vào đại biểu Hội đồng nhân dân thì anh phải từ bỏ tôn giáo mà mình đang theo là suy nghĩ sai lệch, không phù hợp pháp luật. Vì từ bỏ tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào là quyền của công dân, không phải nghĩa vụ công dân. Việc anh T ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân không phụ thuộc vào việc theo tôn giáo nào.

b. Pháp luật nước ta quy định quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhằm bảo đảm quyền công dân của mỗi người, đồng thời đảm bảo hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vì quyền và lợi ích của công dân, nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước và xã hội.