Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Cánh diều Theo em, hành vi của doanh nghiệp B là thể hiện cạnh...

Theo em, hành vi của doanh nghiệp B là thể hiện cạnh tranh như thế nào?...

a. Đọc trường hợp và phân tích được hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp B Phân tích và giải , Câu hỏi mục 4 - Bài 1. Cạnh tranh trong kinh tế thị trường SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Cánh diều.

Trả lời câu hỏi mục 4 trang 9 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy đọc trường hợp và trả lời câu hỏi

a. Theo em, hành vi của doanh nghiệp B là thể hiện cạnh tranh như thế nào? Hành vi đó vi phạm điều gì trong nguyên tắc cạnh tranh? Việc cạnh tranh như vậy dẫn đến hậu quả gì?

b. Từ các trường hợp trên, em hiểu thế nào là cạnh tranh không lành mạnh?

c. Theo em các chủ thể sản xuất kinh doanh cần phải làm gì để ngăn ngừa, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a. Đọc trường hợp và phân tích được hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp B.

b. Từ các trường hợp trên, nêu được ý hiểu của bản thân về cạnh tranh không lành mạnh.

c. Chỉ ra được cách các chủ thể sản xuất kinh doanh có thể làm để ngăn ngừa, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. - Hành vi của doanh nghiệp B đã thể hiện sự cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp A, vì đã thiết kế bao bì với tên sản phẩm, màu sắc và hoạ tiết gây nhầm lẫn với sản phẩm của doanh nghiệp A.

- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp B đã vi phạm nguyên tắc thiện chí, trung thực và các chuẩn mực trong sản xuất, kinh doanh.

- Hành vi của doanh nghiệp B đã gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp A.

b. Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực trong sản xuất, kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.

c. Để ngăn ngừa, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, các doanh nghiệp cần:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh và các chính sách về cạnh tranh.

- Đẩy mạnh quan tâm, xúc tiến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

- Tự xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh chuyên nghiệp và dài hạn như: xây dựng và quảng bá thương hiệu; xây dựng những kênh phân phối mới, các sản phẩm mới; khai thác lợi thế cạnh tranh của riêng mình.