Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Cánh diều Em hãy tìm và chia sẻ ý nghĩa của những câu ca...

Em hãy tìm và chia sẻ ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ nói về vấn đề đạo đức trong kinh doanh. Tìm và chia sẻ ý nghĩa của những câu ca dao...

Tìm và chia sẻ ý nghĩa của những câu ca dao Phân tích, đưa ra lời giải , Mở đầu - Bài 8. Đạo đức kinh doanh SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Cánh diều.

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 54 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy tìm và chia sẻ ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ nói về vấn đề đạo đức trong kinh doanh.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm và chia sẻ ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ nói về vấn đề đạo đức trong kinh doanh.

Answer - Lời giải/Đáp án

Một số câu ca dao, tục ngữ nói về đạo đức kinh doanh:

- Một lần bất tín, vạn lần bất tin.

Advertisements (Quảng cáo)

Ý nghĩa: Một lần bất tín, vạn lần bất tin ý nghĩa là nếu một lần bạn không giữ chữ tín (lời hứa) thì sau này những người bị bạn thất hứa sẽ không còn tin tưởng lời hứa của bạn nữa. Và trong kinh doanh, chữ tín (lời hứa/niềm tin) luôn được đặt lên vị trí hàng đầu.

2. Treo đầu dê, bán thịt chó.

Ý nghĩa: Thành ngữ “Treo đầu dê bán thịt chó” theo nghĩa đen, dùng để chỉ sự gian lận của những kẻ hàng thịt ngoài chợ lừa khách hàng. Trước cửa treo cái đầu dê quảng cáo mà bên trong thì toàn là bán thịt chó. Nói rộng ra là mánh khóe dối trá, gian lận của những con buôn làm ăn bất chính, bán hàng giả mạo, kém phẩm chất. Từ đó phê phán hành vi gian dối trong kinh doanh.

3. Thuận mua, vừa bán.

Ý nghĩa: Bên mua và bên bán hoàn toàn nhất trí về giá cả sau khi đã mặc cả, thoả thuận với nhau. Trong kinh doanh cần phải đảm bảo sự hài hòa về lợi ích kinh tế giữa người sản xuất và người tiêu dùng.

4. Hàng thịt nguýt hàng cá/ Hàng cá đá hàng tôm.

Ý nghĩa: Khi nhu cầu về thức ăn của người ta tăng lên thì hàng tôm, hàng cá (và cả hàng thịt nữa) thường đông khách, chủ yếu là các bà, các cô, kẻ mua người bán tấp nập, kẻ bớt một, người thêm hai, cứ là “ồn ào như vỡ chợ”. Rồi thì sự “mua tranh bán cướp” tất yếu xảy ra câu chuyện “hàng tôm” tranh khách của “hàng cá” còn “hàng cá” lại muốn cướp khách của “hàng tôm”. Từ đó phê phán hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa những người sản xuất kinh doanh.