Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Cánh diều Em hãy viết một bài luận nói về trách nhiệm của công...

Em hãy viết một bài luận nói về trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử, ứng cử...

Gợi ý giải , Vận dụng 2 - Bài 14. Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Cánh diều.

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 102 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy viết một bài luận nói về trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử, ứng cử.

Bầu cử không chỉ là “quyền” mà con là “trách nhiệm” của công dân!

Nhà nước Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, trong thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng được đăng trên báo Cứu quốc số ra ngày 17.10.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”. Đây cũng chính là tư tưởng nhất quán trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.

Nhà nước dân chủ nhân dân do nhân dân trực tiếp tổ chức, xây dựng thông qua tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu. Người căn dặn: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử...”. Nhân dân là người nắm giữ mọi quyền lực, còn các cơ quan nhà nước do nhân dân tổ chức ra, được ủy quyền, thực hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân, trở thành công bộc của nhân dân. Họ là người lắng nghe, thấu hiểu được lòng dân, giải quyết những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của dân. Do đó, quyền bầu cử chính là quyền cao cả của mỗi công dân, đó còn là nghĩa vụ, trách nhiệm công dân trong việc góp phần xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Điều 27 của Hiến pháp và Điều 2 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp”. Như vậy, có thể xác định quyền bầu cử của công dân chính là việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước, quyền này thể hiện ở việc giới thiệu người ứng cử và bỏ phiếu bầu cử để lựa chọn người đại diện cho mình tại Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp.

Advertisements (Quảng cáo)

Nhà nước là do nhân dân bầu ra, không có lá phiếu của công dân thì không thể thành lập được các cơ quan nhà nước để thực hiện việc quản lý xã hội, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mà người dân hằng mong muốn. Bởi vậy, bầu cử còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân, thể hiện ở việc giới thiệu, chọn lựa người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước, tham gia bỏ phiếu theo đúng quy định.

Hiểu được quyền và nghĩa vụ công dân khi bầu cử luôn đi đôi với nhau, không thể tách rời, để mỗi công dân nhận thức rõ được trách nhiệm của mình khi tham gia bầu cử, đánh tan mọi âm mưu chống phá của kẻ thù trước thềm ngày bầu cử, phản bác luận điệu xuyên tạc của kẻ thù như: “Bầu cử chỉ là màn kịch dân chủ do Đảng đạo diễn, chỉ là hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng”, “Không thể có bầu cử dân chủ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc bầu cử”, “Bầu cử chỉ là hình thức vì Đảng đã sắp xếp trước rồi”… nhằm kích động nhân dân không tham gia đi bầu.

Để các cuộc bầu cử Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được tổ chức và diễn ra thành công tốt đẹp thì đòi hỏi phải có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của công dân. Vậy, mỗi người trong chúng ta cần làm gì trước luận điệu của kẻ thù?

Mỗi người dân cần nhận thức đúng đắn ý tầm quan trọng, mục đích của Cuộc bầu cử, hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của cử tri, tham gia đầy đủ các buổi tiếp xúc cử tri. Bên cạnh đó, mỗi công dân cần tự mình tham gia bầu cử, trực tiếp, khi bầu cần cân nhắc, lựa chọn những ứng cử viên có đức, có tài, có năng lực phản ánh được ý chí và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân với cơ quan dân cử. Đồng thời, cần hết sức tỉnh táo khi tham gia vào trang thông tin mạng xã hội, đặc biệt là những thông tin xấu độc, cảnh giác trước các âm mưu và thủ đoạn của kẻ xấu, không ủng hộ, không chia sẻ các thông tin xấu độc, có mục đích phá hoại bầu cử, chống phá Đảng và chế độ, cùng với việc mạnh dạn bày tỏ quan điểm và nêu ý kiến phản bác lại những quan điểm, luận điệu sai trái của bọn phản động và những phần tử xấu trên không gian mạng cũng như ngoài xã hội, không để các thế lực thù địch lợi dụng, kích động tham gia vào những hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước cũng như gây cản trở Cuộc bầu cử.

Vào các dịp ngày hội bầu cử toàn dân đến gần, trên khắp các con đường đều đã tràn ngập băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền ngày bầu cử, không khí hồ hởi, phấn khởi, thi đua lập thành tích của nhân dân trước thềm ngày bầu cử rộn ràng hơn bao giờ hết. Vì vậy, mỗi người dân cần nêu cao và thực hiện trách nhiệm công dân, tích cực tham gia bỏ phiếu, xứng đáng là những công dân có trách nhiệm đối với đất nước.

Advertisements (Quảng cáo)