Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây vi phạm quyền...

Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật...

Đọc các hành vi và chỉ ra những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp. Hướng dẫn trả lời Câu hỏi 2 trang 76 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo - Bài 10. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Câu hỏi/bài tập:

Em hãy cho biết hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

a. Công ty X buộc chị M thôi việc trong thời gian đang nuôi con tám tháng tuổi.

b. Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.

c. Cảnh sát giao thông xử phạt người tham gia giao thông đường bộ vi phạm trật tự an toàn giao thông, bắt kể người đó là ai.

d. Toà án nhân dân tỉnh T xét xử vụ án kinh tế trong tỉnh, không phụ thuộc vào người bị xét xử là cán bộ lãnh đạo hay nhân viên.

e. Công ty K đã xếp anh M được hưởng mức lương cao hơn anh N mặc dù vị trí công việc, trình độ, kinh nghiệm của cả hai giống nhau, mà không có thoả thuận lao động tập thể.

Advertisements (Quảng cáo)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc các hành vi và chỉ ra những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Hành vi không vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là: b, c, d.

- Hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là: a, e. Vì:

+ Trường hợp a. Hành vi buộc chị M thôi việc trong thời gian đang nuôi con tám tháng tuổi của Công ty X là vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ các trường hợp đặc biệt khác.

+ Trường hợp e. Hành vi Công ty K xếp anh M được hưởng mức lương cao hơn anh N mặc dù vị trí công việc, trình độ, kinh nghiệm của cả hai giống nhau mà không có thoả thuận lao động tập thể đã vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.