Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo Em hãy đọc các thông tin sau, quan sát biểu đồ và...

Em hãy đọc các thông tin sau, quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi THÔNG TIN 1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá...

Đọc thông tin và nhận xét về sự thay đổi của xu hướng tuyển dụng lao động trong hai thông Giải chi tiết , Câu hỏi mục 4 - Bài 5. Thị trường lao động - việc làm SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo.

Trả lời câu hỏi mục 4 trang 39 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Em hãy đọc các thông tin sau, quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi

THÔNG TIN 1

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Quá trình này tất yếu làm thay đổi tỉ trọng lao động của nền kinh tế Việt Nam. Phương châm của chuyển dịch cơ cấu lao động là phải phù hợp với cơ cấu kinh tế, gắn với giải quyết việc làm, nhất là cho những lao động nông nghiệp chuyển đổi nghề. Năm 2018, lao động trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm 37,7%, giảm 24,5% so với năm 2000. Tuy nhiên, nếu so với mục tiêu, lao động trong khu vực này giảm xuống dưới 20% vào năm 2030 thì đây là một thách thức. Trong khi đó, khu vực công nghiệp, xây dựng tăng từ 13% tới 26,7% và khu vực dịch vụ tăng từ 24,8% tới 35,6% so với cùng thời kì. Số liệu còn cho thấy đã có sự chuyển dịch của lao động khu vực nông, lâm, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ; đưa tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp và xây dựng lên 26,7%, khu vực dịch vụ lên 35,6%, ở mức cao nhất kể từ năm 2000 đến nay. Cơ cấu lao động Việt Nam đang đứng trước ba tác động lớn có khả năng làm thay đối căn bản cơ cấu lao động - việc làm và tác động sâu sắc đến chiến lược phát triển bền vững.

(Theo Trang thông tin điện tử Hội đồng lí luận Trung ương, Thị trường lao động – việc làm và quan hệ lao động trong điều kiện hội nhập ở Việt Nam: Thực trạng và một số định hướng chính sách, ngày 10-11-2021)

THÔNG TIN 2

Chân trời sáng tạo Chính phủ ban hành Chương trình hỏ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 nhằm mục tiêu tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường lao động, góp phần huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, bảo đảm kết nối thị trường lao động trong nước với thị trường lao động của các nước trong khu vực và trên thế giới. Chương trình đặt ra các mục tiêu cụ thể sau đây: tăng số lao động có kĩ năng phù hợp với nhu cầu thị trường lao động: tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30% vào năm 2025 và đạt 35 – 40% vào năm 2030; chỉ số lao động có kiến thức chuyên môn trong Chỉ số đổi mới, sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc nhóm 60 nước đứng đầu vào năm 2025 và thuộc nhóm 55 nước đứng đầu vào năm 2030; tỉ lệ lao động có các kĩ năng công nghệ thông tin đạt 80% năm 2025 và 90% năm 2030.

(Trích Quyết định số 176/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030, ngày 5-2-2021)

- Xu hướng tuyển dụng lao động thay đổi như thế nào qua hai thông tin trên?

- Em có nhận xét gì về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế qua biểu đồ trên?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc thông tin và nhận xét về sự thay đổi của xu hướng tuyển dụng lao động trong hai thông tin đó.

- Quan sát biểu đồ và nhận xét về cơ cấu lao động theo ngành kinh tế qua biểu đồ đó.

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

- Nhận xét về sự thay đổi của xu hướng tuyển dụng lao động:

Thông tin 1: xu hướng tuyển dụng lao động có sự chuyển dịch theo hướng:

+ Giảm lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.

+ Tăng lao động trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Thông tin 2: xu hướng tuyển dụng lao động có sự chuyển dịch theo hướng:

+ Tăng lao động có trình độ chuyên môn cao và có kĩ năng phù hợp với nhu cầu của thị trường.

+ Tăng lao động trong các nhóm ngành nghề kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ.

- Trong giai đoạn từ năm 2016 – 2020, cơ cấu lao động ở Việt Nam có sự chuyển dịch theo hướng:

+ Giảm tỉ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Cụ thể: giảm từ mức 41,9% (năm 2016), xuống còn 33,1% (năm 2020).

+ Tăng tỉ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Cụ thể:

Trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng: tỉ trọng lao động tăng từ mức 24,7% (năm 2016), lên mức 30,8% (năm 2020).

Trong lĩnh vực dịch vụ: tỉ trọng lao động tăng từ mức 33,4% (năm 2016) lên mức 36,1% (năm 2020)