Câu hỏi/bài tập:
Em hãy đọc các thông tin, quan sát biểu đồ và thực hiện yêu cầu
- Em hãy giải thích về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở thông tin trên.
- Từ thông tin, em hãy nhận xét về tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam qua các khóa và lấy ví dụ trong thực tiễn thực hiện về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
- Đọc thông tin và giải thích về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở thông tin đó.
Advertisements (Quảng cáo)
- Nhận xét về tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam qua các khóa và lấy ví dụ trong thực tiễn thực hiện về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
- Trong lĩnh vực chính trị: Nam, nữ bình đẳng trong các hoạt động chính trị, tham gia quản lý nhà nước, các hoạt động xã hội, bầu cử, ứng cử, đề bạt, bổ nhiệm trong các cơ quan, tổ chức.
- Nhận xét: Việc tăng tỉ lệ nữ Đại biểu Quốc hội là biểu hiện của bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, điều này cũng phù hợp với Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 (Mục tiêu 1: Phấn đấu đạt tỉ lệ nữ tham gia các cấp uỷ Đảng nhiệm kì 2016 - 2020 từ 25% trở lên; tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2011 - 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kì 2016 - 2020 trên 35%).
- Ví dụ thực tiễn:
+ Ngày 31/3/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, bà Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Bà trở thành nữ chính khách Việt Nam đầu tiên giữ các cương vị này, đồng thời cũng là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức.
+ Ngày 26/7/2021, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, bà Võ Thị Ánh Xuân được bầu giữ chức Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam