Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo Em hãy lấy một ví dụ về hành vi vi phạm quyền...

Em hãy lấy một ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở để phân tích hậu quả...

Lấy một ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở để phân. Hướng dẫn giải Câu hỏi 1 trang 140 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo - Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu hỏi/bài tập:

Em hãy lấy một ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở để phân tích hậu quả, từ đó rút ra bài học về trách nhiệm của bản thân.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Lấy một ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở để phân tích hậu quả.

- Rút ra bài học về trách nhiệm của bản thân.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

- Ví dụ: Anh M nợ tiền của ông N và bỏ trốn khỏi địa phương. Một hôm, nhận được tin anh M đang trốn ở nhà chị Q (chị gái của M) ở thôn bên cạnh, ông N đã cùng hai con trai của mình đến nhà chị Q để tìm kiếm. Khi bố con ông N đến nơi, chị Q đã khoá cửa, không cho họ vào nhà và khẳng định M không có ở nhà chị. Bố con ông N không tin nên đã phá cửa nhà chị Q và xông vào nhà tìm kiếm, khám xét đồ đạc để tìm M nhưng không thấy anh M. Sau đó, chị Q đã khởi kiện bố con ông N về hành vi xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác. Sau khi xem xét các tình tiết của vụ án, tòa đã tuyên ông N bị phạt cải tạo không giam giữ một năm về tội xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác.

- Hậu quả: Hành vi của ông T gây ra các hậu quả sau:

+ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của chị Q bị xâm phạm;

+ Hậu quả pháp lý đối với chính ông N: bị phạt cải tạo không giam giữ một năm về tội xâm phạm trái phép chỗ ở của người khác.

- Bài học: Nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Advertisements (Quảng cáo)