Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo Hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ việc thực hiện quyền...

Hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của bản thân em hiện nay...

Viết một đoạn văn ngắn chia sẻ việc thực hiện quyền tự do ngôn luận. Giải và trình bày phương pháp giải Câu hỏi 2 trang 154 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo - Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận - báo chí và tiếp cận thông tin.

Câu hỏi/bài tập:

Hãy viết một đoạn văn ngắn chia sẻ việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của bản thân em hiện nay.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Viết một đoạn văn ngắn chia sẻ việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của bản thân em hiện nay.

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

Tự do ngôn luận là sự tương tác giữa học sinh và nhà trường

Quyền tự do ngôn luận là một nhu cầu thiết yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của con người trong mọi thời đại, đặc biệt là trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Tự do ngôn luận là nền tảng để thực hiện nhiều quyền con người khác (Ví dụ: phải được nói lên để được thực hiện quyền tự do hội họp, lập hội; phải được bày tỏ quan điểm, ý kiến để thực hiện quyền ứng cử, bầu cử,…). Chính vì vậy, tự do ngôn luận là một quyền cơ bản của con người không phân biệt văn hóa, chính trị, tôn giáo, dân tộc,…hay bất kỳ yếu tố nào khác; nó có mối quan hệ chặt chẽ với các quyền con người khác. Tự do ngôn luận trong nhà trường là yếu tố cốt lõi phát triển giáo dục: nó là phương tiện mở rộng kiến thức và tư duy của sinh viên, cũng như kinh nghiệm của giảng viên. Mục đích của giáo dục không phải là để khẳng định niềm tin của học sinh vào thông tin nhà trường truyền dạy mà nên hướng tới một môi trường cởi mở có tính chất vấn, đối đáp: Việc học sinh đối đáp chứng tỏ được sự quan tâm và hiểu biết, điều đó kích thích phát triển tư duy, sáng tạo hơn là chỉ được lắng nghe. Nhưng để việc chất vấn, đối đáp được diễn ra hiệu quả thì cần có được sự tôn trọng quyền ngôn luận của học sinh từ phía giáo viên và nhà trường. Nếu việc phát biểu đóng góp cá nhân tạo nên cảm giác chống đối, đả kích về phía nhà trường thì rõ ràng quan điểm về quyền tự do ngôn luận của học sinh chưa được cởi mở. Những cuộc đối thoại đang dần mất đi trong trường học: Không hẳn học sinh ngày nay thụ động, mà việc tự do ngôn luận nhận lại phản ứng không thân thiện khiến nhận thức của học sinh ngày nay gói gọn trong quan điểm thầy cô luôn đúng và sợ sai. Chính vì vậy, là một học sinh có văn hóa, có hiểu biết chúng ta nên sử dụng quyền tự do ngôn luận trên tinh thần văn minh, thiện chí, trong sáng để mang lại lợi ích chung. Và có thể khẳng định rằng, sự tiến bộ trong giáo dục phụ thuộc vào tự do ngôn luận, suy nghĩ cởi mở, suy luận hợp lý chứ không phải tiếp nhận hết những thông tin truyền đến.