Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo Nhà nước Việt Nam có những chính sách và biện pháp nào...

Nhà nước Việt Nam có những chính sách và biện pháp nào để xây dựng văn hoá tiêu dùng và bảo vệ người tiêu dùng?...

Đọc thông tin và cho biết Nhà nước Việt Nam có những chính sách và biện pháp nào để. Lời giải bài tập, câu hỏi Câu hỏi mục 5 trang 65 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo - Bài 9. Văn hóa tiêu dùng.

Câu hỏi/bài tập:

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

THÔNG TIN

Căn cứ Chỉ thị 03-CT/TW ngày 19-5-2021 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng: tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đảm bảo thiết thực, hiệu quả trong tình hình mới; tạo sự thống nhất đồng bộ từ Trung ương đến các địa phương về triển khai các nội dung Cuộc vận động; tiếp tục phát huy vai trò của các doanh nghiệp; khơi dậy tình thần tự hào, tự tôn dân tộc của người dân Việt Nam; xây dựng văn hoá sản xuất kinh doanh và tiêu dùng Việt Nam. Theo đó, nội dung trọng tâm của Cuộc vận động trong năm 2022 là tập trung vào công tác tuyên truyền; rà soát các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của bộ, ngành, địa phương. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường; nâng cao hiệu quả công tác giám sát, khảo sát. Tập trung vào các hoạt động thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, vận chuyển, mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Đồng thời, khảo sát việc đăng kí nhãn hàng Việt Nam của các doanh nghiệp sản xuất; hoạt động tạm nhập tái xuất; việc thực hiện cam kết của các doanh nghiệp bán lẻ về tỉ lệ hàng hoá có xuất xứ Việt Nam, về tỉ trọng hàng Việt trong các trung tâm thương mại, chợ truyền thống,... Một trong những hoạt động trọng tâm khác là tổ chức các chương trình tuyên dương doanh nghiệp tiêu biểu, bình chọn sản phẩm chất lượng. Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

(Trích Chỉ thị 03-CT/TW ngày 19-5-2021 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng, ngày 19-5-2021)

Trường hợp 1

Công ty M trong quá trình sản xuất và kinh doanh luôn đặt tiêu chí chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Vì vậy, họ tập trung cải tiến máy móc, dây chuyền sản xuất, chọn lọc những nguồn nguyên liệu chất lượng.... Từ khi thành lập, Công ty M đã giải quyết vấn đề việc làm cho hàng nghìn người lao động. Đồng thời, ngoài việc đóng thuế, công ty luôn gắn lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội thông qua việc trích một khoản lợi nhuận để xây dựng đường sá, trường học, trao học bổng khuyến học cho những em học sinh các vùng khó khăn.

Trường hợp 2

Nhận thức được tác hại của túi ni lông với môi trường, chị T đã chuyển sang sử dụng túi vải khi đi chợ. Chị không còn mua sắm theo thói quen, sở thích. Chị ưu tiên mua và sử dụng hàng hoá do doanh nghiệp Việt Nam cung ứng, phù hợp với năng lực tài chính, nhu cầu của gia đình, tốt cho sức khoẻ, không gây hại môi trường và phù hợp chuẩn mực văn hoá chung. Bên cạnh đó, chị T còn vận động bạn bè, người thân sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

- Nhà nước Việt Nam có những chính sách và biện pháp nào để xây dựng văn hoá tiêu dùng và bảo vệ người tiêu dùng?

- Mục đích và ý nghĩa của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt” là gì?

- Chủ thể trong các trường hợp trên đã làm gì để góp phần xây dựng văn hoá tiêu dùng?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc thông tin và cho biết Nhà nước Việt Nam có những chính sách và biện pháp nào để xây dựng văn hoá tiêu dùng và bảo vệ người tiêu dùng.

- Nêu được mục đích và ý nghĩa của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt”.

- Đọc các trường hợp và chỉ ra những việc mà chủ thể trong các trường hợp đó đã làm để góp phần xây dựng văn hoá tiêu dùng

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

- Để xây dựng văn hoá tiêu dùng và bảo vệ người tiêu dùng, nhà nước Việt Nam đã triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, với các hoạt động trọng tâm là:

+ Tuyên truyền; rà soát các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của bộ, ngành, địa phương

+ Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường.

+ Xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, vận chuyển, mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng.

+ Khảo sát việc: đăng kí nhãn hàng Việt Nam của các doanh nghiệp sản xuất; hoạt động tạm nhập tái xuất; việc thực hiện cam kết của các doanh nghiệp bán lẻ về tỉ lệ hàng hóa có xuất xứ Việt Nam, về tỉ trọng hàng Việt trong các trung tâm thương mại, chợ truyền thống,...

+ Tuyên dương doanh nghiệp tiêu biểu, bình chọn sản phẩm chất lượng.

+ Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

- Mục đích:

+ Khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của người dân Việt Nam;

+ Kết nối cung cầu, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ hàng Việt trên thị trường.

+ Nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh cho thương hiệu Việt.

- Ý nghĩa: góp phần xây dựng văn hoá sản xuất kinh doanh và tiêu dùng Việt Nam.

- Trường hợp 1. Để góp phần xây dựng văn hoá tiêu dùng, công ty M đã đặt tiêu chí chất lượng sản phẩm lên hàng đầu và gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội.

- Trường hợp 2. Để góp phần xây dựng văn hoá tiêu dùng, chị T đã sử dụng túi vải thay cho túi ni-lông; ưu tiên mua và sử dụng hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam cung ứng; mua các sản phẩm hàng hóa phù hợp với năng lực tài chính, nhu cầu của gia đình, tốt cho sức khỏe, thân thiện với môi trường và chị T còn vận động người thân và bạn bè sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Advertisements (Quảng cáo)