Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo THÔNG TIN – Khoản 2 Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy...

THÔNG TIN – Khoản 2 Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại...

Đọc thông tin và cho biết quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại. Giải chi tiết Câu hỏi mục 1 trang 142 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo - Bài 19. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín - điện thoại - điện tín.

Câu hỏi/bài tập:

Em hãy đọc thông tin sau, trường hợp sau và trả lời câu hỏi

THÔNG TIN

– Khoản 2 Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”.

- Khoản 3 Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định”.

Khoản 2 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) quy định: “Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.

Trường hợp 1

Bố D đi làm và dặn D ở nhà nếu có người giao thư thì nhận giúp bố. Khi D đang học bài thì nhân viên bưu điện đến chuyển phát thư. Sau khi nhận thư, mặc dù rất tò mò về nội dung nhưng D không tự ý bóc mở.

Trường hợp 2

Chị A và chị P cùng làm việc tại phòng kế toán Công ty M. Một hôm, chị A mượn điện thoại của chị P để gọi điện. Trong lúc chị P ra ngoài, chị A đã tự ý đọc tin nhắn nên biết việc chị P dự định chuyển sang công ty khác. Chị A đã chụp lại thông tin này và chia sẻ cho mọi người trong công ty.

- Em hãy cho biết quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được thể hiện như thế nào qua thông tin trên.

- Cho biết nhận xét của em về hành vi của D trong trường hợp 1.

Advertisements (Quảng cáo)

- Em hãy chỉ ra hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín trong trường hợp 2.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc thông tin và cho biết quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín được thể hiện qua thông tin đó.

- Đọc trường hợp 1 và nhận xét về hành vi của D trong trường hợp đó.

- Đọc trường hợp 2 và chỉ ra hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín trong trường hợp đó.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Quy định đề cập đến quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín:

+ Khoản 2 Điều 21 Hiến pháp năm 2013.

+ Khoản 3 Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015.

+ Khoản 2 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021).

- Nhận xét về hành vi của D trong trường hợp 1: D đã tuân thủ quy định pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

- Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín trong trường hợp 2: Chị A đã tự ý đọc tin nhắn trên điện thoại của chị P, chụp lại những tin nhắn về thông tin chị P có ý định chuyển sang công ty khác và chia sẻ cho mọi người trong công ty.