Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo THÔNG TIN Ông Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874 tại làng An...

THÔNG TIN Ông Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874 tại làng An Phú, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc ngoại thành Hà Nội)...

Đọc các thông tin, trường hợp và nhận xét việc làm của doanh nhân Bạch Thái Bưởi. Hướng dẫn giải Câu hỏi mục 1 trang 54 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo - Bài 8. Đạo đức kinh doanh.

Câu hỏi/bài tập:

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi

THÔNG TIN

Ông Bạch Thái Bưởi sinh năm 1874 tại làng An Phú, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Ông chính là người đầu tiên khẳng định vị thế của doanh nhân Việt, người làm kinh doanh với khát vọng to lớn là cải tạo xã hội, mà cụ thể là ước vọng có thể xây dựng một Hà Nội lung linh, hoa lệ như Paris. Từ một công chức làm trong một hãng thấu công chánh của Pháp, một dịp may đến với ông là năm 1895, Hội chợ Bordeaux được tổ chức tại Pháp, Bạch Thái Bưởi được chọn, qua đề cử của công sứ Bonnet. Trong những ngày ở Pháp, không như những người khác dành thời gian du hỉ đây đó, ông nỗ lực tìm hiểu, học hỏi cung cách buôn bán, cách tổ chức và quản lý sản xuất, nghệ thuật khuếch trương thương nghiệp. Trên chuyến tàu trở về nước, Bạch Thái Bười đã manh nha một quyết định táo bạo: xin nghỉ việc để đi vào con đường kinh doanh với quan điểm “Phải biết cung cấp cái mà người ta đang thiếu, cái mà người ta đang cần. Nhưng phải kịp thời”. Ông đã hùn tiền với một người Pháp để chuyên khai thác gỗ làm tà vẹt bản cho Sở Hoả xa Đông Dương. Trong công việc, Bạch Thái Bưởi tỏ ra rất khắc nghiệt khi nghiệm thu sản phẩm. Ông bảo: "Tiền mất đi còn có thể tìm lại được, chứ chữ tín mất đi là hỏng việc lớn sau này”.

Bạch Thái Bưởi thành công và thu hút được nhiều người tài về cùng dựng nghiệp vì ông là người rất biết cách đối đãi và tin tưởng những cộng sự của mình. Có lẽ, Bạch Thái Bưởi là nhà doanh nghiệp Việt Nam trước nhất đầu thế kỉ XX đã có ý thức vận dụng tinh thần yêu nước, khai thác tỉnh thần tự tôn dân tộc như một vũ khí sắc bén để chiến thắng vẻ vang đối thủ cạnh tranh của mình.

(Trích Lê Minh Quốc, Bạch Thái Bưởi – khẳng định doanh tài nước Việt, NXB Trẻ, 2007)

Trường hợp 1

Trong nhiều năm qua, Công ty Tluôn giữ vững các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Công ty luôn đặt lợi ích và yêu cầu của khách hàng lên hàng đầu nên các loại sản phẩm luôn đạt chất lượng cao, năng lực cạnh tranh và danh tiếng của công ty lan toả rộng rãi trên thị trường trong và ngoài nước. Công ty T đã nhận được nhiều giải thưởng uy tín của quốc gia và quốc tế cho hoạt động kinh doanh vì lợi ích người tiêu dùng, cộng đồng và góp phần bảo vệ môi trường.

Trường hợp 2

Công ty D chuyên sản xuất bột ngọt, tinh bột, nước đường. Trong quá trình sản xuất các sản phẩm này, công ty đã thiết kế và lắp đặt hệ thống đường ống kỹ thuật để bơm dịch thải lòng của nhà máy sản xuất, xả trực tiếp vào sông không đúng với nội dung báo cáo môi trường đã được phê duyệt, gây ô nhiễm môi trường ở địa phương.

- Em hãy nhận xét việc làm của doanh nhân Bạch Thái Bưởi, Công ty T và Công ty D trong các thông tin, trường hợp trên. Những việc làm đó ảnh hưởng như thế nào đến người sản xuất, người tiêu dùng và xã hội?

- Theo em, người kinh doanh cần có những phẩm chất gì?

- Em hiểu thế nào là đạo đức kinh doanh? Đạo đức kinh doanh có vai trò gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc các thông tin, trường hợp và nhận xét việc làm của doanh nhân Bạch Thái Bưởi, Công ty T và Công ty D trong các thông tin, trường hợp đó. Chỉ ra những ảnh hưởng của việc làm đó đến người sản xuất, người tiêu dùng và xã hội.

- Nêu được những năng lực cần có của người kinh doanh.

- Nêu được khái niệm và vai trò của đạo đức kinh doanh.

Answer - Lời giải/Đáp án

* Phân tích đoạn thông tin về doanh nhân Bạch Thái Bưởi:

- Nhận xét: Sự thành công của doanh nhân Bạch Thái Bưởi không chỉ đến từ: tầm nhìn chiến lược nhạy bén và năng lực kinh doanh xuất sắc; mà còn đến từ sự mẫu mực, đạo đức kinh doanh. Điều này được thể hiện qua các chi tiết, như:

+ Trong quá trình kinh doanh, Bạch Thái Bưởi luôn đặt “chữ tín” lên hàng đầu, ông tâm niệm “Tiền mất có thể tìm lại được, chữ tín mất đi là hỏng việc lớn sau này”.

+ Trong công việc, Bạch Thái Bưởi tỏ ra rất khắc nghiệt khi nghiệm thu sản phẩm, nhằm tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.

+ Bạch Thái Bưởi luôn tin tưởng và đãi ngộ tốt đối với các cộng sự và nhân viên.

+ Cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ thông qua việc: vận dụng tinh thần yêu nước, khai thác tinh thần tự tôn dân tộc.

- Ảnh hưởng:

+ Việc kinh doanh có đạo đức đã giúp cho Bạch Thái Bưởi: nâng cao uy tín; làm hài lòng khách hàng; có được sự tận tụy, trung thành của đội ngũ nhân viên,… từ đó, hoạt động kinh doanh của ông đã chiến thắng được các đối thủ khác.

+ Đối với người tiêu dùng, hoạt động kinh doanh có đạo đức của Bạch Thái Bưởi giúp cho họ: có thể an tâm sử dụng sản phẩm; đồng thời tăng thêm sự tự hào về sản phẩm và thương hiệu của người Việt.

+ Đối với xã hội, hoạt động kinh doanh có đạo đức của Bạch Thái Bưởi đã góp phần tạo dựng môi trường và các quan hệ xã hội lành mạnh, văn minh.

Advertisements (Quảng cáo)

* Phân tích trường hợp 1

- Nhận xét: Công ty T luôn giữ vững các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này được thể hiện qua việc:

+ Đặt lợi ích và yêu cầu của khách hàng lên hàng đầu;

+ Tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao.

- Ảnh hưởng:

+ Việc kinh doanh có đạo đức đã đem đến cho công ty T nhiều lợi ích, như: nâng cao uy tín, danh tiếng của công ty được lan tỏa rộng rãi trên thị trường trong và ngoài nước; nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng; nhận được nhiều giải thưởng uy tín của quốc gia và quốc tế.

+ Đối với người tiêu dùng, hoạt động kinh doanh có đạo đức của công ty T giúp cho họ có thể an tâm sử dụng sản phẩm.

+ Đối với xã hội, hoạt động kinh doanh có đạo đức của công ty T đã góp phần tạo dựng môi trường và các quan hệ xã hội lành mạnh, văn minh.

* Phân tích trường hợp 2

- Nhận xét: Công ty D đã vi phạm pháp luật và không có đạo đức trong kinh doanh. Điều này được thể hiện qua việc: công ty D đã xả thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.

- Ảnh hưởng:

+ Đối với công ty D, hành vi kinh doanh thiếu đạo đức tuy giúp họ tiết kiệm một phần chi phí sản xuất nhưng cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ví dụ như: mất uy tín trong mắt khách hàng; phải chịu các hình thức xử lý từ phía cơ quan nhà nước,…

+ Đối với người tiêu dùng, hành vi kinh doanh thiếu đạo đức của công ty D khiến họ bị mất niềm tin vào doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

+ Đối với xã hội, hành vi kinh doanh thiếu đạo đức của công ty D đã làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường

- Một số phẩm chất cần có của người kinh doanh:

+ Tinh thần trách nhiệm.

+ Trung thực, giữ chữ tín trong kinh doanh.

+ Luôn tôn trọng và bảo vệ lợi ích của nhân viên, khách hàng và cộng đồng.

+ Tuân thủ đúng các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước. Ví dụ: thực hiện tốt nghĩa đóng thuế; tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ,…

+ Cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ.

+ Luôn nỗ lực, không ngừng học hỏi, sáng tạo, đổi mới,…

- Khái niệm: Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.

- Vai trò của đạo đức kinh doanh:

+ Thay đổi thái độ, điều chỉnh hành vi của chủ thể theo hướng tích cực.

+ Nâng cao danh tiếng, tạo lập niềm tin, uy tín với khách hàng.

+ Nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

+ Góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh, có trách nhiệm - nghĩa tình - văn minh - hiện đại.