Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Kết nối tri thức Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời...

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi...

1/ Đọc thông tin, trường hợp và chỉ ra quyền công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp Hướng dẫn giải , Câu hỏi mục 1 a - Bài 9. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Kết nối tri thức.

Trả lời câu hỏi mục 1a trang 55 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

1/ Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí được thể hiện như thế nào ở mỗi thông tin, trường hợp trên?

2/ Em hãy nêu một số quy định pháp luật thể hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí, cho ví dụ minh hoạ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

1/ Đọc thông tin, trường hợp và chỉ ra quyền công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí được thể hiện ở mỗi thông tin, trường hợp đó.

2/ Nêu một số quy định pháp luật thể hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí, cho ví dụ minh hoạ.

Answer - Lời giải/Đáp án

1/ Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lí được thể hiện ở mỗi thông tin, trường hợplà:

- Thông tin 1:

+ Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

+ Mọi công dân đều có nghĩa vụ: tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng và có nghĩa vụ đóng thuế theo luật định.

- Trường hợp 2: Mọi công dân không phân biệt nam, nữ; thành phần dân tộc đều có nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

- Trường hợp 3: Con cái (không phân biệt: con chung/ con riêng; con nuôi/ con đẻ, con trai/ con gái) đều bình đẳng trong việc thừa hưởng di sản thừa kế của bố mẹ.

- Trường hợp 4: Mọi công dân không phân biệt giới tính đều được hưởng quyền bình đẳng về giáo dục.

- Trường hợp 5: Mọi công dân đều có nghĩa vụ tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

2/ - Một số quy định của pháp luật thể hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:

+ Điều 8 Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định: “Trong tố tụng dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án”.

+ Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản”.

+ Điều 2 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này”.

+ Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: “Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân”.

- Ví dụ minh họa:

+ Ví dụ 1: Thành phố Hà Nội tiến hành cải tạo, sửa chữa vỉa hè cho người đi bộ, trong đó, tập trung xây dựng thêm đường trượt dành cho người khuyết tật đi xe lăn; lát gạch có rãnh lõm dành cho người khiếm thị.

+ Ví dụ 2: Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, các bạn học sinh lớp 12 (không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo - tín ngưỡng, điều kiện gia đình,…) đều có quyền đăng kí tham gia tuyển sinh đại học theo nguyện vọng của bản thân.