Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Kết nối tri thức Em hãy đọc những thông tin sau để trả lời câu hỏi:...

Em hãy đọc những thông tin sau để trả lời câu hỏi: 1/ Từ thông tin 1 và 2, theo em...

1/ Đọc các thông tin và nêu biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trong thông tin Hướng dẫn trả lời , Câu hỏi mục 1 a - Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Kết nối tri thức.

Trả lời câu hỏi mục 1a trang 76 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc những thông tin sau để trả lời câu hỏi:

1/ Từ thông tin 1 và 2, theo em, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo biểu hiện như thế nào trong thông tin 3?

2/ Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về quyền và cho ví dụ minh hoạ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

1/ Đọc các thông tin và nêu biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trong thông tin 3.

2/ Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về quyền và cho ví dụ minh hoạ.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

1/ Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện cụ thể ở thông tin 3 như sau:

Người dân trên địa bàn xã H tin và theo nhiều tôn giáo khác nhau. Các tôn giáo đều được quyền xuất bản kinh, sách tôn giáo, sản xuất đồ dùng tôn giáo để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt tôn giáo của tôn giáo mình. Người dân xã H luôn đoàn kết một lòng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, tích cực tham gia các hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức, bảo vệ an ninh, giữ vững biên cương của Tổ quốc, nhờ đó mà tình nghĩa đồng bào được gắn bó, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, xã H ngày càng giàu đẹp, đi lên cùng đất nước.

2/ Một số quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo về quyền:

Điều 7 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định:

1. Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự của tổ chức tôn giáo.

2. Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.

3. Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo.

Ví dụ 1: Sau khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2016) đi vào cuộc sống, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã công nhận 01 tổ chức tôn giáo (Giáo hội Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam), cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 03 tổ chức (Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam; Hội thánh Tin lành Liên hiệp Truyền giáo Việt Nam; Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê-su Ki-tô Việt Nam). Việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung trên phạm vi cả nước được tạo điều kiện thuận lợi với gần 4.000 điểm, nhóm được chấp thuận. Các tổ chức tôn giáo hoàn toàn chủ động trong việc củng cố tổ chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành theo Hiến chương, Điều lệ và quy định của pháp luật.

Ví dụ 2: Hiện nay, tại thư viện của 54 trại giam, đã có 17 đầu sách liên quan đến tôn giáo với gần 4.500 cuốn được đưa vào sử dụng. Việc đưa kinh sách vào trại giam đã góp phần thực thi pháp luật về quyền tín ngưỡng, tôn giáo, quyền được tiếp cận kinh sách, ấn phẩm tôn giáo của mọi người, thể hiện chính sách nhất quán của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, những nỗ lực của Việt Nam trong thực thi các công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị, quyền con người.