Trả lời câu hỏi mục 2a trang 112 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi
1/ Trong trường hợp 3 và 4, các chủ thể đã thực hiện đúng hay vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân? Vì sao?
2/ Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Theo em, các quy định đó có ý nghĩa như thế nào?
1/ Đọc các trường hợp 3, 4 và phân phân tích các chủ thể đã thực hiện đúng hay vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Giải thích.
Advertisements (Quảng cáo)
2/ Nêu một số quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Và nêu ý nghĩa của các quy định đó.
1/ - Trường hợp 3, M đã vi phạm, còn A đã thực hiện đúng quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Lí do: Hành vi đăng tải thông tin sai sự thật, vu khống A lên mạng xã hội của M là trái quy định của pháp luật và sẽ khiến người khác hiểu nhầm, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với A. Do đó, A có quyền yêu cầu M gỡ bỏ và trình báo cơ quan chức năng để được hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Trường hợp 4, các chiến sĩ công an quận K đã thực hiện đúng quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Lí do: Việc can thiệp, khống chế, bắt giữ đối tượng có biểu hiện sử dụng chất kích thích đang cầm hung khí đe dọa, tấn công người dân đi đường đã ngăn chặn những hành vi trái pháp luật của đối tượng này, bảo vệ sự an toàn cho những người dân xung quanh
2/ - Pháp luật quy định: Mọi công dân Việt Nam đều được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác,... xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, tự tiện bắt, giam, giữ người trái pháp luật là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và sẽ bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
- Các quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân đã xác định địa vị pháp lí của công dân trong mối quan hệ với Nhà nước và xã hội, thể hiện trách nhiệm bảo hộ của Nhà nước với mỗi công dân. Các quy định này cũng là cơ sở pháp lí để ngăn chặn những hành vi xâm phạm trái phép đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân, đảm bảo cho công dân có điều kiện an toàn để tồn tại và phát triển.