Trả lời câu hỏi mục 1d trang 63 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc trường hợp, thông tin để trả lời câu hỏi:
1/ Nội dung quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Giáo dục năm 2019 đề cập đến vấn đề gì?
2/ Theo em, trong trường hợp 3, việc tổ chức thi tuyển và cử người đi tu nghiệp tại nước ngoài của Công ty X có phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo không? Vì sao?
3/ Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay.
1/ Đọc thông tin, trường hợp và chỉ ra được vấn đề mà nội dung quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Giáo dục năm 2019 đề cập đến.
2/ Đọc trường hợp 3 và phân tích việc tổ chức thi tuyển và cử người đi tu nghiệp tại nước ngoài của Công ty X có phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo không. Giải thích.
3/ Lấy được ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay.
Advertisements (Quảng cáo)
1/ Nội dung quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Giáo dục năm 2019 đề cập đến vấn đề bình đẳng trong cơ hội học tập giữa mọi công dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế, trong đó có bình đẳng giữa nam và nữ; từ đó tạo cơ sở để bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đồng thời cũng xác định quyền và nghĩa vụ học tập cho công dân, không kể nam, nữ; xác
định trách nhiệm của Nhà nước là phải xây dựng trường lớp các cấp, các loại hình, các chương trình giáo dục, đào tạo, tổ chức tuyển sinh, đào tạo... để công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
2/ Việc tổ chức thi tuyển và cử người đi tu nghiệp tại nước ngoài của Công ty X hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, vì công ty này đã tạo cơ hội và bảo đảm cho người lao động nam và nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
3/ Ví dụ về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta hiện nay
+ Ví dụ 1: Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2019 - 2020, trên cả nước có khoảng 8,718,356 học sinh tiểu học. Trong đó có 4,165,968 học sinh nữ (chiếm khoảng 47.7%) và 4,552,388 học sinh nam (chiếm khoảng 52.3%).
+ Ví dụ 2: Mục tiêu 3 - Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 nêu rõ:
Chỉ tiêu 1: Tỉ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đạt 90% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020.
Chỉ tiêu 2: Tỉ lệ nữ thạc sĩ đạt 40% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020. Tỉ lệ nữ tiến sĩ đạt 20% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020.