Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Kết nối tri thức Em hãy viết bài bình luận về ý nghĩa của câu “Một...

Em hãy viết bài bình luận về ý nghĩa của câu “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” trong kinh doanh và chia sẻ với người thân trong gia đình và các bạn...

Viết bài bình luận về ý nghĩa của câu “Một lần bất tín Gợi ý giải , Vận dụng 2 - Bài 7. Đạo đức kinh doanh SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Kết nối tri thức.

Trả lời Vận dụng 2 trang 44 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy viết bài bình luận về ý nghĩa của câu “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” trong kinh doanh và chia sẻ với người thân trong gia đình và các bạn.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Viết bài bình luận về ý nghĩa của câu “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” trong kinh doanh và chia sẻ với người thân trong gia đình và các bạn.

Answer - Lời giải/Đáp án

(*) Bài viết tham khảo:

Một câu chuyện về chữ Tín trong kinh doanh…

Trước đây, tôi từng đọc được câu chuyện thế này và thực sự tôi rất muốn chia sẻ cho bạn nghe về nó:

Một doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm tại Chicago Mỹ đặt một đơn hàng lớn với một công ty chuyên sản xuất đồ dùng nhà bếp tại Nhật – Fujita. Theo thoả thuận thì đơn hàng sẽ bàn giao vào ngày 1/9, và được gửi đi bằng tàu biển trước đó 1 tháng để kịp tiến độ. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, một vài sự cố kỹ thuật phát sinh khiến cho đơn hàng khó có thể hoàn tất và gửi đi đúng hạn. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng các phương án giải quyết, các lãnh đạo của công ty Fujita thống nhất quyết định tự bỏ chi phí thuê trọn gói chiếc máy bay thay vì sử dụng tàu để chở toàn bộ lô hàng đến Chicago đúng thời hạn đã cam kết trên hợp đồng.

Chi phí vận chuyển hàng không lớn hơn rất nhiều lần so với chi phí vận tải đường thuỷ, có thể gây ảnh hưởng tương đối lớn đến doanh thu của Fujita tại thời điểm đó. Công ty thực phẩm của Mỹ vô cùng cảm động và khâm phục trước hành động này và trong những năm sau đó, họ tiếp tục đặt mua dao nĩa của Fujita với số lượng lớn và trở thành khách hàng thân thiết của hãng trong suốt thời gian dài.

Câu chuyện này rất phù hợp để giải thích cho câu “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”, mang đến hàm ý rằng với người làm kinh doanh thì chữ Tín có giá trị rất lớn, khi đã giữ được uy tín với khách hàng thì sẽ được họ sẽ tiếp tục tin tưởng lựa chọn sản phẩm trong suốt thời gian dài, trở thành khách hàng thân thiết của công ty. Nhưng nếu đánh mất lòng tin của khách hàng thì mất mát trước mắt là tiền bạc và những mối làm ăn; rộng hơn là những cá nhân trong công ty và tổ chức, đặc biệt là người lãnh đạo, sẽ bị đánh giá tiêu cực về nhân cách.

Các mối quan hệ khách hàng được xác lập dựa trên sự tin tưởng thì vô cùng bền chặt. Mà sự uy tín này được hình thành chủ yếu thông qua việc chúng ta giữ đúng giữ đúng cam kết đối với khách hàng, khi đó họ sẽ đặt lòng tin vào chúng ta. Uy tín cũng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển được nhiều mối quan hệ hợp tác, bởi khi khách hàng tin tưởng thì họ sẽ giới thiệu chúng ta với những người khác nữa, từ đó mạng lưới khách hàng sẽ được mở rộng. Trong mọi bài học kinh doanh đến từ các doanh nhân thành đạt nổi tiếng, họ đều khẳng định rằng thực sự không có phương pháp marketing nào tốt hơn marketing truyền miệng; và cũng không có đối thủ cạnh tranh nào đáng sợ hơn lời đồn.