Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Kết nối tri thức Em hãy viết một bài luận về tầm quan trọng của việc...

Em hãy viết một bài luận về tầm quan trọng của việc thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng và tôn giáo đối với đời sống nhân dân ở địa phương em...

Viết một bài luận về tầm quan trọng của việc thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng và tôn Trả lời , Vận dụng - Bài 21. Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Kết nối tri thức.

Trả lời Vận dụng trang 142 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy viết một bài luận về tầm quan trọng của việc thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng và tôn giáo đối với đời sống nhân dân ở địa phương em.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Viết một bài luận về tầm quan trọng của việc thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng và tôn giáo đối với đời sống nhân dân ở địa phương em.

Answer - Lời giải/Đáp án

(*) Tham khảo:

Sự đóng góp của tín ngưỡng, tôn giáo với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Thực hiện các chủ trương của Đảng và sự hướng dẫn, quản lý của Nhà nước, hoạt động của các tôn giáo đã có nhiều đóng góp tích cực trong đời sống xã hội, vận động đồng bào có đạo chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Các tôn giáo đều xây dựng đường hướng hành đạo, gắn bó với dân tộc như: “Hộ quốc An dân” của Phật giáo; “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc” của Công giáo “Sống phúc âm phụng sự Thiên chúa, phụng sự Tổ quốc và dân tộc” của Tin lành; hoặc “Nước vinh đạo sáng” của Cao Đài, v.v.. Những đường hướng này vừa phù hợp với giáo lý, với truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Trong những năm qua, bằng các hoạt động giao lưu với các tổ chức tôn giáo đồng đạo trên thế giới như trao đổi đoàn ra nước ngoài học tập, dự hội nghị, hội thảo, tham gia các diễn đàn tôn giáo thế giới và khu vực; đăng cai, phối hợp tổ chức các Hội nghị, diễn đàn tôn giáo trong khuôn khổ Liên Hợp quốc, ASEAN, quốc tế... đã góp phần tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và thúc đẩy ngoại giao nhân dân. Tại các diễn đàn song phương, đa phương, các tổ chức tôn giáo Việt Nam đã thể hiện rõ tinh thần yêu chuộng hòa bình và lòng tự hào dân tộc, tích cực ủng hộ và đóng góp sáng kiến vào các tuyên bố chung, góp phần xây dựng thế giới hòa bình, giảm xung đột, bạo lực và chiến tranh vì lý do tôn giáo, sắc tộc.

Bên cạnh việc vận động các tôn giáo đồng đạo trên thế giới ủng hộ Việt Nam xây dựng phát triển đất nước, nhiều hoạt động tôn giáo đã góp phần giời thiệu đất nước, hình ảnh con người Việt Nam như: Giáo hội Tin lành đã tổ chức thành công lễ kỷ niệm 500 năm cải chánh đạo Tin lành; giáo hội Công giáo tổ chức Tổng hội Dòng Đa minh thế giới với đại biểu của hơn 80 Quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia; Hội đồng giám mục Châu Á; Giáo hội Phật giáo tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp quốc, với 570 đoàn quốc tế, 1.650 đại biểu đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ... những hoạt động nêu trên đã góp phần giới thiệu về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của Việt Nam đến với bạn thế giới, khẳng định chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quy tụ kiều bào có tín ngưỡng, tôn giáo trong nước và ngoài nước đoàn kết để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đấu tranh phản bác thế lực, luận điệu xấu tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương chính sách tôn giáo của Việt Nam.

Bên cạnh những chuyển biến tích cực đó, Việt Nam vẫn là một nước còn phải đương đầu với không ít khó khăn, thách thức trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó phải kể đến nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ trong tôn giáo còn hạn chế; sự gia tăng hoạt động truyền bá tôn giáo nhờ sự phát triển của khoa học - công nghệ làm xuất hiện những hiện tượng tôn giáo mới, trái thuần phong mỹ tục, trái luật pháp của Việt Nam; hoạt động tôn giáo trên không gian mạng đang là vấn đề mới phát sinh, gây khó khăn cho việc quản lý của Nhà nước về tôn giáo; một số đối tượng thiếu thiện chí trong và ngoài nước nhận định thiếu khách quan, sai lệch, thậm chí xuyên tạc về tình hình, chính sách tôn giáo của Việt Nam.

Có thể khẳng định, việc đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chủ trương đó không chỉ nằm trên các văn bản luật và dưới luật mà là hiện thực sinh động trong đời sống, trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của gần 27 triệu đồng bào có đạo, trải dài khắp 3 miền đất nước.