Trang chủ Lớp 11 SGK Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo Thuỷ ngân rất độc. Hít phải hơi thuỷ ngân có thể gây...

Thuỷ ngân rất độc. Hít phải hơi thuỷ ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh, hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch, gây nhiễm độc phổi và thận...

Lời giải bài tập, câu hỏi câu hỏi trang 37 Câu hỏi3 Bài 6. Sulfur và sulfurdioxide sách Hóa học 11 - Chân trời sáng tạo

Thuỷ ngân rất độc. Hít phải hơi thuỷ ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh, hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch, gây nhiễm độc phổi và thận, nguy cơ dẫn đến tử vong. Hãy nêu cách xử lý thuỷ ngân khi nhiệt kế thuỷ ngân không may bị vỡ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sulfur oxi hóa được nhiều kim loại (trừ Pt, Ag, Au) ở nhiệt độ cao tạo muối sulfide.

Thủy ngân phản ứng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Thủy ngân rất dễ tan trong không khí do đó ta nên đóng cửa, tránh gió lùa và giảm nhiệt độ trong phòng.

Advertisements (Quảng cáo)

- Khi xử lý, đeo găng tay do thuỷ ngân còn gây độc khi tiếp xúc trực tiếp với da.

- Để hạn chế hơi độc từ thủy ngân, có thể dùng bột lưu huỳnh rắc vào nơi rơi vãi thủy ngân, lưu huỳnh tác dụng với thủy ngân kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành chất rắn HgS không bay hơi. Do đó ta có thể dùng chổi quét, thu gom HgS.

- Thủy ngân đã thu gom bắt buộc phải được đựng riêng, có dán nhãn lưu ý để được phân loại rác, không để chung vào rác thải sinh hoạt hay đổ xuống hệ thống nước thải công cộng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

- Sau khi xử lý thủy ngân xong, mở cửa làm thông thoáng khu vực bị nhiễm độc, lau dọn khu vực này bằng xà phòng. Quần áo bị dính thủy ngân cần được ngâm, giặt trong nước lạnh khoảng 1 giờ, rồi ngâm tiếp bằng nước nóng 70-80 oC, xả bằng nước lạnh.

- Phương trình hóa học:

Hg + S →HgS

Advertisements (Quảng cáo)