Thực hành hoá giải mâu thuẫn, xung đột trong các tình huống.
TÌNH HUỐNG 1: Chiều muộn, bố đi làm về với khuôn mặt tư lự, mệt mỏi, ông đi lên phòng, thấy con gái đang mải mê vào mạng xã hội mà chưa nấu cơm. Bố bực bội quát lên: “Ngày nào bố cũng thấy con chơi thì thi cử thế nào! Việc nhà thì bỏ bê,...
TÌNH HUỐNG 2: Này T, hôm trước mẹ mắng tớ: "Nhà có hai mẹ con, mẹ hỏi gì thì trả lời, không chủ động chia sẻ việc học tập và bạn bè trên lớp với mẹ, cứ thích làm theo ý kiến riêng.” Cậu có thường chia sẻ với mẹ không? Làm như thế nào để mẹ hiểu mình nhỉ?
TÌNH HUỐNG 3: Mấy hôm nay mẹ giận bố vì bố đã nhận lời đi du lịch cùng với các gia đình bạn của mẹ theo kế hoạch đặt ra từ trước, nhưng sau bố lại đổi ý để đi chơi với gia đình bên nội. Mẹ nói sẽ không thay đổi kế hoạch, còn tuỳ bố quyết định. Không biết mình nên đi du lịch cùng mẹ hay đi cùng bố. Mình vẫn chưa biết làm sao để giải quyết việc này.
Advertisements (Quảng cáo)
Thực hành hoá giải mâu thuẫn, xung đột trong các tình huống.
Tình huống 1: Bạn gái trong tình huống cần thấu hiểu cho tâm trạng của bố. Trong lúc bố đang tức giận, bạn ấy cần xin lỗi bố và nhanh chóng đi nấu cơm. Sau giờ cơm, bạn ấy có thể tìm hiểu nguyên nhân khiến bố bực bội. Nếu bố vẫn đang mệt mỏi sau giờ làm, bạn ấy cần động viên bố.
Tình huống 2: Bạn ấy cần hiểu rằng mẹ muốn được chia sẻ thông tin và tương tác với con. Bạn ấy cũng có thể giải thích cho mẹ biết tại sao mình không chủ động chia sẻ, có thể do sợ mẹ bị lo lắng hoặc mất niềm tin vào mình. Sau đó, bạn có thể chia sẻ thông tin về việc học tập, bạn bè trên lớp một cách chủ động và hợp tác với mẹ trong việc này.
Tình huống 3: Bạn cần hỏi cả bố và mẹ về mong muốn của họ. Tìm hiểu lý do tại sao bố muốn đi du lịch cùng gia đình bên nội và tại sao mẹ không đồng ý. Cố gắng lắng nghe và hiểu quan điểm của cả hai bên. Sau khi hiểu quan điểm của cả hai bên, đề xuất một giải pháp mà cả bố và mẹ đều có thể đồng ý. Có thể đề xuất rằng bạn sẽ đi cùng mẹ lần này và hẹn bố sẽ có kế hoạch khác để cùng đi du lịch với gia đình bên nội vào lần sau.