Trang chủ Lớp 11 SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức Bài 6. Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông...

Bài 6. Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á Lịch sử 11 Kết nối tri thức: Câu hỏi mục 1a trang 38 SGK Lịch sử 11 Nêu những nét chính về phong trào đấu...

Vận dụng kiến thức giải bài 6. Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á SGK Lịch sử 11 Kết nối tri thức. Nêu những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Indonesia và Philippin...

Câu hỏi mục 1 a

Trả lời câu hỏi mục 1a trang 38 SGK Lịch sử 11

Nêu những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Indonesia và Philippin

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc nội dung mục 1a trang 38 SGK

Answer - Lời giải/Đáp án

Phong trào chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á hải đảo bùng nổ từ rất sớm, tiêu biểu là ở Indonesia và Philipin

* Phong trào chống thực dân xâm lược ở Indonesia

- Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ mạnh mẽ ở Indonesia

- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825 – 1830) với sự hưởng ứng của các lãnh chúa và sự tham gia của đông đảo người dân trên đảo Giava và các đảo khác

- Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng gây tổn thất nặng nề cho chính quyền thực dân

- Sau cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh vẫn tiếp tục lan rộng khắp các đảo ở Indonesia và kéo dài đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX

* Phong trào chống thực dân xâm lược ở Philipin

- Cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ ở Philipin từ năm 1521, lan rộng ra các đảo khác và kéo dài hơn 3 thế kỉ

- Cuộc khởi nghĩa của Đa-ga-hô ở Bô-hô là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất (1744-1829).


Câu hỏi mục 1 b

Trả lời câu hỏi mục 1b trang 39 SGK Lịch sử 11

Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á lục địa

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc nội dung 1b trang 38, 39 SGK

Answer - Lời giải/Đáp án

* Ở Miến Điện:

- Anh trải qua 3 cuộc chiến tranh kéo dài hơn 60 năm (1821 – 1885) mới chiếm được Miến Điện

- Phong trào chiến tranh du kích lan rộng trong cả nước.

- Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, Anh tiếp tục đối phó với chiến tranh du kích kéo dài hơn 10 năm

* Bán đảo Đông Dương: từ nửa sau thế kỉ XIX, phong trào chống thực dân Pháp bùng nổ mạnh mẽ và lan rộng.

- Tại Việt Nam

+ Năm 1858, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp

+ Phong trào kháng chiến lan rộng ra các tỉnh Nam Kì và Bắc Kì

+ Trải qua 26 năm từ 1858 đến năm 1884, Pháp mới đặt ách đô hộ lên toàn bộ Việt Nam.

- Tại Campuchia, nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước: khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 – 1892), khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 – 1866)…


Câu 3

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 40 SGK Lịch sử 11

Trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc nội dung mục 2 trang 39 SGK

Answer - Lời giải/Đáp án

Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

- Từ cuối thế kỉ XIX – 1920: khởi đầu cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc

+ Sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản tạo nền tảng cho sự hình thành xu hướng mới trong phong trào đấu tranh

+ Chuyển từ đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giành độc lập dân tộc

+ Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến dần chuyển sang xu hướng tư sản.

- 1920 – 1945: xuất hiện xu hướng mới trong phong trào đấu tranh.

+ Giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính trị.

+ Đảng cộng sản được thành lập ở một số nước Indonesia (1920), Việt Nam (1930)… mở ra xu hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc

- 1945 – 1975: hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc

+ 1945 – 1954: làn sóng đấu tranh dâng cao

+ 1954 – 1975: các nước Đông Nam Á lần lượt hoàn thnahf cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc


Câu hỏi mục 3 a

Trả lời câu hỏi mục 3a trang 41 SGK Lịch sử 11

Khai thác tư liệu 1, 2 (tr.40) và thông tin trong mục, nêu những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á.

Advertisements (Quảng cáo)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc nội dung mục 3a trang 40 SGK

Answer - Lời giải/Đáp án

* Về kinh tế

- Phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu và lệ thuộc vào nước ngoài

- Một số nước được coi là “vựa lúa” của thế giới nhưng lại rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đói kém liên miên

* Về chính trị: việc áp đặt bộ máy cai trị, chính sách “chia để trị”, chính sách “ngu dân” đã để lại hậu quả nặng nề

+ Sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư

+ Xung đột về sắc tộc, tôn giáo

* Về văn hóa

- Chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống của nền văn hóa dân tộc ở ĐNÁ

* Bên cạnh đó, sự thống trị của chủ nghĩa cũng tạo ra những chuyển biến nhất định đến quá trình phát triển ở một số nước Đông Nam Á về cơ sở hạ tầng.


Câu hỏi mục 3 b

Trả lời câu hỏi mục 3b trang 42 SGK Lịch sử 11

Tóm tắt những nét chính về quá trình tái thiết và phát triển của các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc nội dung mục 3b trang 41, 42 SGK

Answer - Lời giải/Đáp án

- Những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaixia, Philippin, Singapore tiến hành chiến lược công nghiệp hóa, sớm hơn so với các nước trong khu vực

- Từ cuối thập kỉ 80 – 90 của thế kỉ XX, các nước Lào, Campuchia, Việt Nam từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hóa

- Brunei sau khi giành độc lập năm 1984, bắt đầu tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hóa nền kinh tế

- Cuối năm 1998, Myanmar tiến hành cải cách kinh tế

- Trải qua quá trình phát triển, bằng những chính sách năng động và linh hoạt, các nước Đông Nam Á đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt mức cao. Đời sống xã hội có những chuyển biến căn bản.


Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi luyện tập 1 trang 42 SGK Lịch sử 11

Nêu nhận xét của em về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở khu vực Đông Nam Á

Answer - Lời giải/Đáp án

- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức như: Khởi nghĩa vũ trang, cải cách ôn hòa,… chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.

- Phong trào đấu tranh vào giai đoạn sau có sự ra đời của các tổ chức chính trị. Thể hiện bước phát triển của phong trào.

- Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh đều thất bại vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giữa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.


Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi luyện tập 2 trang 42 SGK Lịch sử 11

Xây dựng trục thời gian tóm tắt các giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc ở khu vực Đông Nam Á

Answer - Lời giải/Đáp án


Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi vận dụng 1 trang 42 SGK Lịch sử 11

Sưu tầm tài liệu từ sách, báo và internet, viết một bài (khoảng 300 chữ) về quá trình tái thiết và phát triển của một quốc gia Đông Nam Á mà em ấn tượng nhất

Answer - Lời giải/Đáp án

Năm 1986, thực tiễn cho thấy để tiếp tục giữ vững chế độ, ổn định đời sống của người dân, Đảng và Nhà nước Việt Nam phải tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Đổi mới cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu của Việt Nam. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế. Việt Nam cũng là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm cao trong các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), các tổ chức của Liên hợp quốc... đóng góp tích cực và đang trở thành nước có vị thế và vai trò ngày càng cao ở khu vực, được cộng đồng quốc tế tôn trọng. Những thành tựu to lớn qua đổi mới đánh dấu một bước tiến chưa từng thấy trên con đường xây dựng, phát triển đất nước, minh chứng thuyết phục cho tính chất ưu việt của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng.


Vận dụng 2

Trả lời câu hỏi vận dụng 2 trang 42 SGK Lịch sử 11

Tìm hiểu và nêu ví dụ về những ảnh hưởng tiêu cực của chế độ thực dân Pháp đối với Việt Nam.

Answer - Lời giải/Đáp án

Chế độ thực dân Pháp đối với Việt Nam.

- Chính sách chia để trị là chính sách thâm độc của chủ nghĩa thực dân, dùng nhiều biện pháp chia rẽ đa dạng để cắt đứt mối liên hệ cơ bản, cần thiết của nước thuộc địa trên nhiều phương diện, giảm dần và đi đến xóa bỏ tối đa khả năng độc lập, thống nhất của thuộc địa, nhằm hướng tới phục vụ cho sự nghiệp cai trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân.

- Chính sách đã để tại nhiều hệ quả nghiêm trọng.

+ Về mặt lãnh thổ, Pháp chia nước ta làm 3 kì để dễ bề cai trị, làm suy giảm đi đến triệt tiêu sự thống nhất, đoàn kết tiềm tàng sức mạnh to lớn của Việt Nam thông qua việc phân chia lãnh thổ.

+ Về mặt dân tộc, Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ, Pháp đã lợi dụng tìm cách gây ra những mâu thuẫn thù hằn xung đột thường xuyên giữa các dân tộc để thực hiện mưu đồ chia rẽ dân tộc, khối đại đoàn kết toàn dân.

+ Về vấn đề tôn giáo, Pháp du nhập tôn giáo mới lạ vào thuộc địa là đạo Cơ đốc, làm thay đổi cơ cấu tôn giáo ở thuộc địa, chi phối đời sống tôn giáo nói riêng và đời sống tư tưởng tinh thần nói chung ở thuộc địa. Từ đó chia rẽ, phá hoại tình đoàn kết dân tộc, cụ thể là người bên lương với giáo dân và những người theo các tôn giáo khác nhau

+ Về phân hóa xã hội, chính sách tác động sâu sắc đến tình hình xã hội. Sự phân hóa xã hội không chỉ tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới mà còn thúc đẩy quá trình tự phân hóa trong nội bộ giai cấp.

Advertisements (Quảng cáo)