Trang chủ Lớp 11 SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức Khai thác tư liệu 3 (tr. 89) và thông tin trong mục,...

Khai thác tư liệu 3 (tr. 89) và thông tin trong mục, hãy trình bày chủ trương của Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển ĐôngNêu một số ví dụ...

Đọc nội dung mục 3 trang 88 - 90 SGK Hướng dẫn trả lời , Câu hỏi mục 3 - Bài 13. Việt Nam và Biển Đông SGK Lịch sử 11 - Kết nối tri thức.

Trả lời câu hỏi mục 3 trang 90 SGK Lịch sử 11

1. Khai thác tư liệu 3 (tr.89) và thông tin trong mục, hãy trình bày chủ trương của Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông

2. Nêu một số ví dụ thực tiễn về việc thực hiện chủ trương này của Việt Nam mà em biết

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc nội dung mục 3 trang 88 - 90 SGK

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Chủ trương của Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông

- Đối với các tranh chấp chủ quyền, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh châp trên Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình với tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế.

Advertisements (Quảng cáo)

- Ban hành văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền

- Tham gia Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS)

- Thông qua Luật Biển Việt Nam năm 2012

- Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

2. Ví dụ thực tiễn về việc thực hiện chủ trương này của Việt Nam

Trước những tranh chấp biển Đông với Trung Quốc vốn tồn tại nhiều thập kỷ, Việt Nam đã và đang kiên trì theo đuổi các biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính ngoại giao, cụ thể là đàm phán song phương, đàm phán đa phương.

Riêng với tranh chấp liên quan đến giàn khoan HD 981, cho đến nay, Việt Nam đã hai lần gửi thư lên Liên Hợp Quốc vào ngày 28/5 và ngày 06/6, kèm theo Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc tiếp tục duy trì giàn khoan HD 981 và các tàu hộ tống trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 03/0, Việt Nam tiếp tục gửi thư lên Liên Hợp Quốc đề nghị lưu hành văn bản phản đối Trung Quốc như là những tài liệu chính thức của Đại hội đồng LHQ.

Hơn nữa, Việt Nam đang nỗ lực để tối đa hóa vai trò của ASEAN, cân nhắc đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế và thúc đẩy hợp tác với các cường quốc khác để tăng cường vị thế và tạo lợi thế trong cân bằng với Trung Quốc trên biển Đông.