Câu hỏi trang 9
Mở đầu:
Quan sát Hình 2.1, cho biết cây có biểu hiện như thế nào khi không được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng khoáng? Nên làm gì để tránh xảy ra các hiện tượng này? |
Quan sát hình 2.1 và trả lời câu hỏi.
Khi không được cung cấp đủ nước và khoáng, cây sẽ biểu hiện rõ nhất ở lá, lá cây sẽ bị xoăn khô lại, biến đổi về hình dạng và màu sắc lá.
Để tránh xảy ra các hiện tượng này, cần cung cấp đủ nước và phân bón cho cây phù hợp với từng loài cây và điều kiện sống.
Câu hỏi trang 11
Luyện tập 1:
Quan sát Hình 2.3, xác định nguyên tố dinh dưỡng khoáng bị thiếu theo gợi ý ở bảng 2.2. |
Dựa vào hình chụp lá cây thiếu nguyên tố khoáng và triệu chứng điển hình ở cây thiếu dinh dưỡng khoáng cụ thể ở Bảng 2.1 để hoàn thành bảng.
Câu hỏi trang 12
Câu hỏi 1:
Quan sát hình 2.3 và cho biết sự trao đổi nước trong cây gồm những quá trình nào? |
Dựa vào hình 2.3 để mô tả các giai đoạn trao đổi nước trong cây.
Quá trình trao đổi nước trong cây được chia thành 3 giai đoạn:
1) Hấp thụ nước và khoáng ở rễ cây
2) Vận chuyển nước và các chất trong thân cây
3) Thoát hơi nước ở lá cây.
Câu hỏi 2:
Quan sát hình 2.3, cho biết: Cây hấp thụ nước và khoáng nhờ cơ quan nào? |
Nguồn cung cấp nước và muối khoáng chủ yếu của cây là đất.
Đối với những loài cây trên cạn, quá trình hấp thụ nước và khoáng diễn ra ở rễ, chủ yếu qua các tế bào lông hút.
Thực vật thủy sinh có thể hấp thụ nước qua bề mặt biểu bì của cây.
Nước và khoáng được hấp thụ vào rễ cây nhờ:
- Cơ chế hấp thụ nước: thẩm thấu (thụ động) từ dung dịch đất (nhược trương) vào tế bào lông hút (ưu trương).
- Cơ chế hấp thụ khoáng: thụ động và chủ động.
Câu hỏi trang 13
Câu hỏi 1:
Quan sát hình 2.4, mô tả con đường di chuyển của nước và khoáng từ tế bào lông hút vào trong rễ. |
Quan sát Hình 2.4 và mô tả 2 con đường di chuyển của nước và khoáng từ lông hút vào trong rễ.
Advertisements (Quảng cáo)
Có 2 con đường vận chuyển nước và khoáng từ lông hút vào rễ, đó là:
Con đường tế bào chất: nước và khoáng di chuyển hướng tâm bằng cách đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào đến mạch gỗ qua cầu sinh chất.
Con đường gian bào: nước và ion khoáng di chuyển hướng vào rễ bằng cách lách qua các khoảng trống giữa thành tế bào, tới nội bì bị đai Caspary chặn lại và chuyển sang con đường tế bào chất.
Câu hỏi 2:
Quan sát hình 2.5, cho biết nước và khoáng hấp thụ ở rễ được đưa đến các cơ quan khác như thế nào? |
Sự vận chuyển vật chất trong cây được thực hiện trong mạch gỗ và mạch rây.
Nước và khoáng hấp thụ ở rễ được vận chuyển đến các cơ quan khác nhờ dòng mạch gỗ. Động lực của dòng mạch gỗ là áp suất rễ, thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước.
Câu hỏi trang 14
Luyện tập:
Mô tả đặc điểm dòng vận chuyển trong mạch gỗ và mạch rây theo gợi ý ở bảng 2.3 |
Quan sát hình 2.5 và hoàn thành bảng.
Câu hỏi trang 15
Câu hỏi 1:
Quá trình thoát hơi nước ở thực vật diễn ra như thế nào? |
Thoát hơi nước ở thực vật được diễn ra chủ yếu ở lá. Có hai con đường thoát hơi nước qua lá: thoát hơi nước qua lớp cutin và thoát hơi nước qua khí khổng.
Quá trình thoát hơi nước ở thực vật được diễn ra theo 2 con đường: qua cutin và qua khí khổng.
Qua cutin: nước khuếch tán từ khoảng gian bào qua lớp cutin để ra ngoài. Lớp cutin càng dày thì sự khuếch tán qua cutin càng nhỏ và ngược lại.
Qua khí khổng: con đường chủ yếu. Gồm 3 giai đoạn:
1) Nước chuyển thành hơi đi vào gian bào;
2) Hơi nước khuếch tán qua lỗ khí ra bên ngoài lá;
3) Hơi nước khuếch tán ra không khí xa hơn.
Câu hỏi 2:
Quan sát hình 2.6 và giải thích cơ chế đóng mở của khí khổng |
Cơ chế của sự đóng mở khí khổng là sự biến đổi sức trương nước của tế bào hạt đậu.
Khi tế bào khí khổng tích lũy các chất thẩm thấu → tế bào trương nước và căng ra, thành ngoài căng nhiều, thành trong căng ít → khí khổng mở.
Sự giải phóng các chất thẩm thấu ra khỏi tế bào kéo nước ra khỏi tế bào → tế bào xẹp lại → khí khổng đóng lại.