Câu hỏi trang 18
Mở đầu:
Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vật chịu tác động của những nhân tố nào? |
Dựa vào hiểu biết thực tiễn.
Sự trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng của thực vật chịu tác động của môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ, độ thoáng khí của đất, hệ vi sinh vật trong đất …
Câu hỏi 1:
Quan sát hình 3.1, cho biết nhiệt độ không khí, cường độ ánh sáng tác động đến tốc độ thoát hơi nước như thế nào? |
Dựa vào hình 3.1 để chỉ ra ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng tới tốc độ thoát hơi nước của cây.
Quan sát hình 3.1, ta thấy:
- Nhiệt độ không khí tăng trong ngưỡng nhất định sẽ làm tăng tốc độ thoát hơi nước của lá.
- Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng xác định làm tăng cường độ thoát hơi nước, nếu vượt quá ngưỡng đó, cường độ thoát hơi nước giảm đi do khí khổng đóng lại để bảo vệ các tế bào biểu bì khỏi ánh sáng mạnh.
Câu hỏi trang 19
Câu hỏi 1:
Sự hấp thụ khoáng và nitrogen ở thực vật chịu ảnh hưởng của nhân tố nào trong môi trường? |
Dựa vào các nhân tố ảnh hưởng tới trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng đã được nêu ở phần I.
Sự hấp thụ khoáng và nitrogen ở thực vật chịu ảnh hưởng của nhân tố: ánh sáng, nhiệt độ, hàm lượng nước trong đất, độ thoáng khí của đất, hệ vi sinh vật vùng rễ.
Luyện tập:
Giải thích cơ sở khoa học của biện pháp xới đất được sử dụng trong trồng trọt. |
Dựa vào hiểu biết thực tiễn.
Trước khi trồng trọt, người nông dân thường xới đất làm đất tơi xốp, tăng độ thoáng khí để tạo khoảng không gian cho nước đi vào các hạt đất, từ đó giúp rễ cây dễ dàng hấp thu ion khoáng.
Câu hỏi 2:
Tại sao cây có biểu hiện héo (thân, lá mất sức trương)? |
Vận dụng kiến thức về cân bằng nước trong cây.
Cây có biểu hiện héo là do mất cân bằng nước, lượng nước hút vào nhỏ hơn lượng nước thoát ra từ quá trình thoát hơi nước.
Thời gian héo kéo dài khiến các mô, cơ quan bị tổn thương, từ đố làm giảm sinh trưởng, phát triển và thậm chí làm chết cây.
Câu hỏi trang 21
Thí nghiệm 1:
Vẽ hình, mô tả hình dạng tế bào khí khổng. |
Dựa vào hình dạng khí khổng em quan sát được dưới kính hiển vi.
Advertisements (Quảng cáo)
Thí nghiệm 2:
Mô tả và giải thích sự thay đổi mực nước trong mỗi ống đong. So sánh sự khác nhau giữa màu sắc của hai cây và lát cắt ngang rễ, thân của chúng. Viết báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu sau: |
Vận dụng kiến thức về sự hút nước của rễ và sự vận chuyển nước ở thân cây.
Báo cáo thí nghiệm:
Kết quả và thảo luận:
- Mực nước trong 2 ống đong đều giảm.
=> Do nước được rễ cây hấp thụ và vận chuyển theo dòng mạch gỗ trong thân từ rễ đến ngọn nên lượng nước trong ống giảm đi.
- Vết cắt ngang rễ và thân của cây 1 không có hiện tượng; cây 2 xuất hiện màu đỏ.
=> Vết cắt ở rễ và thân của cây 2 xuất hiện màu đỏ do dung dịch eosin màu đỏ, chứng tỏ nước được vận chuyển từ rễ tới thân.
Kết luận:
Rễ cây hút nước, thân cây vận chuyển nước.
Câu hỏi trang 22
Thí nghiệm 3:
Nhận xét sự chuyển màu va giải thích sự khác nhau về tốc độ chuyển màu của hai mảnh giấy CoCl2 ở hai mặt trên và dưới của lá. |
Vận dụng kiến thức về quá trình thoát hơi nước ở lá cây.
Báo cáo thí nghiệm:
Kết quả và thảo luận:
- Sau khoảng 20 phút, quan sát thấy mảnh giấy từ màu xanh da trời chuyển dần sang màu hồng.
- Trong đó mảnh giấy kẹp ở mặt dưới của lá có tốc độ chuyển màu hồng nhanh hơn mảnh giấy kẹp ở mặt trên của lá.
=> Giải thích:
Giấy CoCl2 khi ướt chuyển sang màu hồng. Giấy CoCl2 kẹp ở 2 mặt đều chuyển sang màu hồng chứng tỏ sự thoát hơi nước xảy ra ở cả hai mặt giấy.
Tốc độ chuyển màu hồng của giấy ở mặt dưới lá nhanh hơn vì khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá.
Kết luận:
Quá trình thoát hơi nước diễn ra ở lá cây.
Câu hỏi trang 24
Vận dụng:
Hãy giải thích ưu, nhược điểm của các phương pháp tưới nước cho cây trồng đang được vận dụng trong thực tế. |
Có rất nhiều biện pháp tưới nước cho cây trồng được áp dụng trong thực tế như: tưới gốc, tưới theo luống, tưới phun mưa …