Câu hỏi trang 61
Mở đầu:
Cơ chế nào giúp cơ thể chống lại bệnh? Chúng ta nên làm gì để tăng cường khả năng phòng chống bệnh của cơ thể? |
Vận dụng kiến thức thực tiễn.
Cơ chế miễn dịch của cơ thể giúp chống lại bệnh tật. Chúng ta có thể tăng cường khả năng phòng chống bệnh của cơ thể bằng cách tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Câu hỏi:
Khi nào một cơ thể được coi là bị bệnh? Nêu các nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật? |
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật.
Cơ thể chỉ bị bệnh khi tác nhân gây bệnh hội tụ đủ 3 yếu tố:
- Có khả năng gây bệnh (độc lực);
- Có con đường xâm nhiễm phù hợp;
- Số lượng đủ lớn (vượt tầm kiểm soát của cơ thể).
Các nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật bao gồm: tác nhân bên ngoài (virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật …) và tác nhân bên trong (rối loạn di truyền, thoái hóa …).
Luyện tập:
Sắp xếp các bệnh sao vào nhóm bệnh gây ra do nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài: viêm đường hô hấp cấp, gout, hở van tim, sốt xuất huyết, ghẻ, cảm cúm, béo phì. |
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật.
Câu hỏi trang 62
Câu hỏi:
Miễn dịch có vai trò gì? Kể tên một số cơ quan, tế bào của hệ miễn dịch ở người. Nêu khái quát thành phần và vai trò của từng tuyến miễn dịch. |
Dựa vào kiến thức về hệ miễn dịch ở người và động vật.
Miễn dịch có vai trò ngăn chặn, nhận biết và loại bỏ những thành phần bị hư hỏng hoặc các tác nhân gây bệnh, nhờ đó mà cơ thể ít bị bệnh.
Các thành phần của hệ miễn dịch ở người là:
- Cơ quan: tủy xương, tuyến ức, hạch bạch huyết, lá lách, da, niêm mạc …
- Tế bào: đại thực bào, tế bào tua, bạch cầu trung tính, tế bào giết tự nhiên …
Miễn dịch được chia thành 2 tuyến: miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.
- Miễn dịch không đặc hiệu: ngăn chặn, ức chế và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh theo cơ chế giống nhau.
- Miễn dịch đặc hiệu: nhận biết cấu trúc đặc trưng của từng tác nhân gây bệnh, làm bất hoạt và loại bỏ chúng, đồng thời hình thành trí nhớ miễn dịch.
Luyện tập:
Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. |
Dựa vào vai trò của 2 tuyến miễn dịch ở người là miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.
Câu hỏi trang 63
Câu hỏi 1:
Kể tên các thành phần tham gia vào hàng rào miễn dịch không đặc hiệu. Nêu vai trò của những thành phần đó. |
Dựa vào hình 9.1 trong sách giáo khoa để kể tên các thành phần của miễn dịch không đặc hiệu.
Câu hỏi 2:
Mô tả cơ chế tiêu diệt các tác nhân gây bệnh của hàng rào miễn dịch không đặc hiệu khi chúng xâm nhiễm vào cơ thể. |
Dựa vào hoạt động của từng thành phần trong hệ thống miễn dịch không đặc hiệu.
Khi cơ thể bị thương, tác nhân gây bệnh theo vết thương xâm nhiễm vào cơ thể. Các tế bào miễn dịch thuộc hàng rào bên trong cơ thẻ hoạt động chống lại tác nhân gây bệnh: đại thực bào và bạch cầu trung tính thực bào và tiêu diệt tác nhân gây bệnh, các tế bào giết tự nhiên và tế bào tổng hợp peptide, chống lại các tác nhân gây bệnh … làm xuất hiện các hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau.
Câu hỏi trang 64
Câu hỏi:
Trình bày cơ chế hoạt hóa tuyến miễn dịch đặc hiệu. Cho biết vai trò của miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào. |
Advertisements (Quảng cáo)
Dựa vào vai trò của tuyến miễn dịch đặc hiệu đối với cơ thể.
Miễn dịch đặc hiệu được hoạt hóa nhờ các tế bào thực bào tiêu diệt tác nhân và trình diện kháng nguyên trên bề mặt tế bào. Tế bào trình diện kháng nguyên kích thích tế bào T hỗ trợ và quá trình miễn dịch đặc hiệu bắt đầu xảy ra.
Miễn dịch dịch thể có vai trò sinh ra kháng thể đặc hiệu và bất hoạt kháng nguyên trong dịch cơ thể.
Miễn dịch trung gian tế bào có vai trò tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh bằng cách liên kết đặc hiệu và tiết enzyme phân hủy tế bào bệnh.
Câu hỏi trang 65
Câu hỏi:
Phân tích ý nghĩa và vai trò của việc sử dụng vaccine. |
Vận dụng kiến thức đã học về vaccine và hiểu biết thực tiễn.
Vaccine kích hoạt hệ miễn dịch hình thành kháng thể và ghi nhớ kháng nguyên, từ đó có khả năng nhận diện và tiêu diện tác nhân gây bệnh nhanh và hiệu quả ở những lần sau.
Việc sử dụng vaccine giúp con người chủ động tăng cường miễn dịch đặc hiệu.
Câu hỏi trang 66
Câu hỏi 1:
Nêu nguyên nhân và cơ chế của dị ứng. Giải thích tại sao bác sĩ thường phải thử thuốc trước khi tiêm kháng sinh? |
Dựa vào kiến thức đã học về cơ chế dị ứng của cơ thể.
Dị ứng là phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch với một số chất kích thích.
Cơ chế của dị ứng: Dị nguyên vào trong cơ thể liên kết với kháng thể bề mặt tế bào mast và kích thích giải phóng histamin và các chất gây phản ứng viêm.
Bác sĩ thường thử thuốc trước khi tiêm kháng sinh vì trong kháng sinh có chứa dị nguyên có thể gây dị ứng với một số người bệnh.
Câu hỏi 2:
Vì sao người bị bệnh HIV/AIDS thường bị mắc một số bệnh cơ hội? |
Dựa vào kiến thức đã học về virus HIV và bệnh AIDS.
Khi xâm nhiễm vào cơ thể, virus HIV tấn công các tế bào miễn dịch khiến chúng bị suy giảm chức năng và số lượng, làm cho hệ miễn dịch của người bệnh yếu đi. Vì vậy tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh cho cơ thể.
Câu hỏi 3:
Phân tích một số cơ chế làm suy giảm hệ miễn dịch khi mắc bệnh ung thư. |
Dựa vào kiến thức đã học về hậu quả của ung thư.
Một số cơ chế làm suy giảm hệ miễn dịch khi mắc bệnh ung thư như:
- Khối u phát triển trên da và màng nhầy gây phá vỡ hàng rào tự nhiên và tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhiễm.
- Khối u phát triển đè lên các cơ quan, bộ phận gây tổn thương và giảm sự lưu thông máu trong cơ thể.
- Tế bào ung thư xâm nhập và cạnh tranh với tế bào tủy xương khiến tế bào bị phá hủy và không tạo đủ tế bào miễn dịch cho cơ thể.
Câu hỏi trang 67
Câu hỏi:
Giải thích tên gọi “bệnh tự miễn”. Kể tên một số bệnh tự miễn mà em biết. |
Dựa vào hiểu biết thực tiễn.
Tên gọi “bệnh tự miễn” để chỉ các bệnh do hoạt động miễn dịch chống lại một số phân tử của cơ thể do nhầm tưởng đó là kháng nguyên.
Một số bệnh tự miễn như: lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến …
Vận dụng:
Chúng ta nên làm gì để tăng cường khả năng bảo vệ của tuyến miễn dịch không đặc hiệu. Giải thích vì sao có một số bệnh như sởi, quai bị, đậu mùa … thường chỉ mắc 1 lần trong đời. |
Vận dụng kiến thức đã học về hệ miễn dịch ở người và hiểu biết thực tiễn.
Biện pháp tăng cường khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch không đặc hiệu:
- Ngủ đủ giấc
- Giảm căng thẳng
- Thường xuyên bổ sung thực phẩn probiotic và prebiotic
- Tham gia hoạt động thể chất thường xuyên
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một số bệnh như sởi, quai bị, đậu mùa … thường chỉ mắc 1 lần trong đời vì sau lầm mắc đầu tiên, cơ thể đã hình thành trí nhớ miễn dịch, các kháng thể luôn được duy trì trong cơ thể nên ở những lần sau, quá trình miễn dịch đặc hiệu diễn ra ngay sau khi virus xâm nhiễm.