Trang chủ Lớp 11 SGK Sinh 11 - Cánh diều Quan sát hình 10. 6, trình bày cơ chế điều hòa nồng...

Quan sát hình 10. 6, trình bày cơ chế điều hòa nồng độ glucose máu. Quan sát hình 10. 6 và mô tả cơ chế điều hòa lượng đường huyết...

Quan sát hình 10. 6 và mô tả cơ chế điều hòa lượng đường huyết Vận dụng kiến thức giải câu hỏi trang 72 Bài 10. Bài tiết và cân bằng nội môi sách Sinh 11 - Cánh diều

Luyện tập:

Quan sát hình 10.6, trình bày cơ chế điều hòa nồng độ glucose máu.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình 10.6 và mô tả cơ chế điều hòa lượng đường huyết.

Answer - Lời giải/Đáp án

Khi nồng độ đường huyết tăng cao (sau bữa ăn nhiều đường), kích thích tuyến tụy tiết ra hormone insulin. Insulin có vai trò kích thích phân phối gucose tới tế bào sử dụng, tổng hợp glycogen từ các phân tử glucose và dự trữ ở gan. Nhờ vậy mà đường huyết giảm tới ngưỡng ổn định.

Khi nồng độ đường huyết giảm (lúc đói …) kích thích tuyến tụy tiết hormone glucagon, kích thích phân giải glycogen tại gan thành các phân tử glucose giải phóng vào máu, từ đó lượng đường huyết được duy trì ổn định.

Advertisements (Quảng cáo)

Vận dụng:

Giải thích tại sao ăn mặn (nhiều muối) thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp.

Việc thường xuyên nhịn tiểu có thể dẫn đến tác hại gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào cơ chế cân bằng nội môi của cơ thể.

Answer - Lời giải/Đáp án

Khi ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng lượng natri trong máu và phá hủy đi sự cân bằng của natri và kali, từ đó làm giảm khả năng lọc nước của thận. Điều này dẫn tới nguy cơ cao bị tăng huyết áp do có nhiều chất lỏng không được lọc và gây thêm nhiều áp lực căng thẳng đến các mạch máu dẫn đến thận.

Việc thường xuyên nhịn tiểu khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát các cơ vòng của bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ tạo thành nguyên nhân cho hàng loạt biện lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu.