Câu hỏi1:
Khi thảo luận về cách tính tuổi cây dựa vào vòng gỗ hằng năm, bạn A cho rằng mỗi vòng gỗ là 1 tuổi. Bạn B cho rằng mỗi vòng gỗ là 2 tuổi. Theo em, bạn nào nói đúng? Bằng cách nào có thể đếm được vòng gỗ của cây? |
Sự sinh trưởng phát triển của thực vật được bắt đầu tại vị trí có mô phân sinh, diễn ra trong suốt vòng đời của cây, là sự sinh trưởng không giới hạn, gồm sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
Sinh trưởng và phát triển của thực vật chịu ảnh hưởng của các yếu tố như đặc điểm di truyền, giai đoạn sinh trưởng và các yếu tố môi trường như nhiệt độ, nước, ánh sáng, dinh dưỡng khoáng.
Mô phân sinh gồm những tế bào còn non, chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây để tạo ra những tế bào mới. Các loại mô phân sinh gồm có: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.
Sinh trưởng sơ cấp do hoạt động của mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh lóng làm cho thân, rễ, lóng dài ra; gặp ở cả cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm. Sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của mô phân sinh bên (tầng phát sinh vỏ và tầng phát sinh trụ) làm cho thân, rễ to ra theo đường kính; gặp ở cây Hai lá mầm.
- Theo em, bạn A nói đúng
- Có thể đếm số vòng gỗ của cây bằng cách cắt ngang mặt thân cây
Câu hỏi2:
Hãy chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của thực vật thay đổi theo từng giai đoạn sống |
Sự sinh trưởng phát triển của thực vật được bắt đầu tại vị trí có mô phân sinh, diễn ra trong suốt vòng đời của cây, là sự sinh trưởng không giới hạn, gồm sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
Sinh trưởng và phát triển của thực vật chịu ảnh hưởng của các yếu tố như đặc điểm di truyền, giai đoạn sinh trưởng và các yếu tố môi trường như nhiệt độ, nước, ánh sáng, dinh dưỡng khoáng.
Mô phân sinh gồm những tế bào còn non, chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây để tạo ra những tế bào mới. Các loại mô phân sinh gồm có: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.
Sinh trưởng sơ cấp do hoạt động của mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh lóng làm cho thân, rễ, lóng dài ra; gặp ở cả cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm. Sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của mô phân sinh bên (tầng phát sinh vỏ và tầng phát sinh trụ) làm cho thân, rễ to ra theo đường kính; gặp ở cây Hai lá mầm.
Sự phát triển ở thực vật có hoa bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi cây ra hoa, kết trái, là sự phối hợp của ba quá trình sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển sự ra hoa của thực vật, gồm các nhân tố bên trong (di truyền, hormone), nhân tố bên ngoài (nhiệt độ, ánh sáng). Con người đã ứng dụng sự hiểu biết về sinh trưởng, phát triển ở thực vật vào đời sống và sản xuất.
Advertisements (Quảng cáo)
Giai đoạn sinh trưởng hay còn gọi là giai đoạn dinh dưỡng: đây là giai đoạn mà các cơ quan dinh dưỡng như rễ, lá, thân chiếm ưu thế, nhận thấy rõ nhất là cây lớn lên gia tăng về số lượng kích thước ( sinh khối)
Giai đoạn phát triển hay còn gọi là giai đoạn sinh sản: cây hình thành các cơ quan và chức năng mới đó là cơ quan sinh sản như hoa, hạt,quả giúp duy trì nòi giống.
Câu hỏi3:
Quan sát Hình 20.2, 20.3 và 20.4, phân tích sự ảnh hưởng của các yểu tố môi trường đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật |
Sự phát triển ở thực vật có hoa bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi cây ra hoa, kết trái, là sự phối hợp của ba quá trình sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển sự ra hoa của thực vật, gồm các nhân tố bên trong (di truyền, hormone), nhân tố bên ngoài (nhiệt độ, ánh sáng). Con người đã ứng dụng sự hiểu biết về sinh trưởng, phát triển ở thực vật vào đời sống và sản xuất.
- Nước và độ ẩm không khí: là nguồn nguyên liệu cung cấp cho quá trình quang hợp và các hoạt động trao đổi chất khác của cây. Tùy theo đặc điểm sinh lí của từng loại thực vật mà có nhu cầu nước khác nhau.
- Nhiệt độ: ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây nhiệt đới là 25 - 35 độ C.
- Ánh sáng: có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và sự tích lũy các chất trong cây. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của thân mầm và phân hóa mầm hoa.
- Đất và dinh dưỡng khoáng: thực vật cần cung cấp đầy đủ các nguyên tố thiết yếu đa lượng và vi lượng, nếu thiếu các nguyên tố này đều làm cho quá trình sinh trưởng bị ức chế, cây sinh trưởng chậm và năng suất giảm.