Trang chủ Lớp 11 SGK Sinh 11 - Chân trời sáng tạo Quan sát Hình 20. 8, hãy mô tả quá trình phát triển...

Quan sát Hình 20. 8, hãy mô tả quá trình phát triển của thực vật có hoa Sự phát triển ở thực vật có hoa bắt đầu từ lúc hạt...

Sự phát triển ở thực vật có hoa bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi cây ra Lời giải bài tập, câu hỏi câu hỏi trang 138 Bài 20. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật sách Sinh 11 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi1:

Quan sát Hình 20.8, hãy mô tả quá trình phát triển của thực vật có hoa

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sự phát triển ở thực vật có hoa bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi cây ra hoa, kết trái, là sự phối hợp của ba quá trình sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển sự ra hoa của thực vật, gồm các nhân tố bên trong (di truyền, hormone), nhân tố bên ngoài (nhiệt độ, ánh sáng). Con người đã ứng dụng sự hiểu biết về sinh trưởng, phát triển ở thực vật vào đời sống và sản xuất.

Answer - Lời giải/Đáp án

Quá trình phát triển ở thực vật có hoa: Hạt - Cây con - Cây trưởng thành - Sinh sản - Cây già chết

Câu hỏi2:

Nhóm nhân tố nào có ảnh hưởng chủ yếu đến sự ra hoa của thực vật?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sự phát triển ở thực vật có hoa bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi cây ra hoa, kết trái, là sự phối hợp của ba quá trình sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển sự ra hoa của thực vật, gồm các nhân tố bên trong (di truyền, hormone), nhân tố bên ngoài (nhiệt độ, ánh sáng). Con người đã ứng dụng sự hiểu biết về sinh trưởng, phát triển ở thực vật vào đời sống và sản xuất.

Answer - Lời giải/Đáp án

Các nhân tố:

Advertisements (Quảng cáo)

- Nhân tố bên trong:

+ Nhân tố di truyền: Thực vật đến độ tuổi xác định thì ra hoa. Ví dụ: Cà chua ra hoa khi có lá thứ 14.

+ Hormone: Hoocmôn ra hoa (florigen) là các chất hữu cơ được hình thành trong lá và được vận chuyển đến các đỉnh sinh trưởng của thân làm cho cây ra hoa. Ở quang chu kỳ thích hợp, trong lá hình thành hoocmôn ra hoa.

- Nhân tố bên ngoài:

+ Nhiệt độ: Nhiều loài cây để chuyển sang trạng thái tạo hoa cần có tác động của nhiệt độ thấp (gọi là xuân hóa). Ví dụ: lúa mì, bắp cải, lúa mạch.

+ Ánh sáng: Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ bóng tối (độ dài ngày đêm) ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây. Quang chu kì tác động đến sự ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển các hợp chất quang hợp.Theo quang chu kì, có thể chia thành 3 loại cây: Cây ngày ngắn (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ), Ví dụ: đậu tương, vừng, cà phê, cà tím, mía... Cây ngày dài (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ), Ví dụ: hành, cà rốt, lúa mì... Cây trung tính (ra hoa trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn). Ví dụ: cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương...

Câu hỏi3:

Vì sao một số loài cây hai năm thường ra hoa vào mùa xuân sau khi trải qua mùa đông lạnh giá?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sự phát triển ở thực vật có hoa bắt đầu từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi cây ra hoa, kết trái, là sự phối hợp của ba quá trình sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển sự ra hoa của thực vật, gồm các nhân tố bên trong (di truyền, hormone), nhân tố bên ngoài (nhiệt độ, ánh sáng). Con người đã ứng dụng sự hiểu biết về sinh trưởng, phát triển ở thực vật vào đời sống và sản xuất.

Answer - Lời giải/Đáp án

Vì đó là hiện tượng xuân hóa

Ví dụ ở các loài cây: lúa mì, bắp cải,...

Advertisements (Quảng cáo)