Câu hỏi 1:
Kể tên các dạng tập tính phổ biến ở động vật. Tìm thêm ví dụ cho mỗi dạng tập tính. |
Vận dụng hiểu biết thực tiễn.
- Tập tính kiếm ăn: Khí đói, thỏ rừng rời khỏi nơi ẩn nấp để tìm kiếm lá cây, củ, quả, ... để ăn. Khi kiếm ăn, thỏ luôn cảnh giác trước những kẻ săn mồi như linh miêu, cáo, đại bàng, ...
- Tập tính bảo vệ lãnh thổ: Ở nhiều loài chim, chim đực đậu trên cành cây cao và cất tiếng hót thông báo cho các chim đực khác cùng loài biết là khu vực này đã có chủ, nếu chim đực khác cố tình hay vô tình bay vào khu vực bảo vệ thì chim chủ nhà by ra xua đuổi kẻ xâm nhập, đôi khi xảy ra những trận chiến dữ dội giữa chim chủ nhà và chim lạ.
- Tập tính sinh sản: tìm kiếm ban tình, làm tổ và ấp trứng, chăm sóc và bảo vệ con non, ...
Advertisements (Quảng cáo)
- Tập tính di cư: cá biển di cư liên quan đến thức ăn và sinh sản. Chim bồ câu định hướng nhờ từ trường Trái Đất, cá định hướng nhờ thành phần hóa học của nước và hướng dòng nước chảy.
- Tập tính xã hội: Tập tính thứ bậc, tập tính hợp tác, tập tính vị tha, ...
Câu hỏi 2:
Lợi ích khi động vật thực hiện tập tính kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, di cư, sống theo bầy đàn là gì? |
Vận dụng kiến thức về tập tính ở động vật.
Khi động vật thực hiện tập tính kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, di cư, sống theo bầy đàn sẽ giúp các cá thể trong cùng một loài hỗ trợ nhau cùng sinh sống và phát triển, tạo ra những thế hệ sau giúp duy trì loài, các cá thể sau sẽ được tiến hóa hơn và mang nhiều đặc tính tốt từ đời trước.