Trang chủ Lớp 11 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức Miễn dịch không đặc hiệu bảo vệ cơ thể chống lại mầm...

Miễn dịch không đặc hiệu bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh như thế nào? Miễn dịch không đặc hiệu gồm hàng rào bảo vệ vật lý...

Miễn dịch không đặc hiệu gồm hàng rào bảo vệ vật lý Giải chi tiết câu hỏi trang 75 Bài 12. Miễn dịch ở người và động vật sách Sinh 11 - Kết nối tri thức

Câu hỏi 1:

Miễn dịch không đặc hiệu bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Miễn dịch không đặc hiệu gồm hàng rào bảo vệ vật lí, hóa học và các đáp ứng không đặc hiệu (thực bào, viêm, sốt và tạo peptide, protein chống lại mầm bệnh), Miễn dịch đặc hiệu gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.

Answer - Lời giải/Đáp án

Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau (vi khuẩn, virus, ...). Nếu mầ bệnh từ môi trường vào cơ thể qua hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ sinh dục và da thì hàng rào bảo vệ đầu tiên của hệ miễn dịch đã sẵn sàng tiếp đón và tiêu diệt những mầm bệnh này

Câu hỏi 2:

Tại sao sốt vừa có ích lại vừa có hại đối với cơ thể?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của sốt tới hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Answer - Lời giải/Đáp án

Sốt là tình trạng thân nhiệt cơ thể tăng lên và duy trì ở mức cao hơn thân nhiệt bình thường. Khi vùng tổn thương nhiễm khuẩn, đại thực bào vi khuẩn, virus và tiết ra chất gây sốt kích thích trung khu điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi, làm cơ thể tăng sinh nhiệt và sốt.

Sốt có tác dụng bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, sốt cao trên C có thể gây nguy hiểm cho cơ thể như co giật, hôn mô, thâm chí tử vọng vì sốt cao làm tăng phản ứng quá mẫn gây sốc, tăng quá trình tiêu hủy, giảm kẽm và sắt trong máu.

Ngoài ra, sốt làm cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải, có thể gây co giật. Người sốt cao cũng có thể bị các tổn thương thần kinh khác như mê sảng, lú lẫn, chán ăn, suy kiệt, suy tim, suy hô hấp...