Câu hỏi 1:
Những yếu tố ngoại cảnh nào ảnh hưởng đến cường độ quang hợp? Giải thích cơ sở khoa học. |
Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ và CO2 ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp. Hoạt động quang hợp quyết định 90 - 95% năng suất cây trồng. Do vậy, để nâng cao năng suất cây trồng, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật và công nghệ để tăng cường độ quang hợp.
Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật là ánh sáng, khí CO2 và nhiệt độ. Ngoài ra, nước và chất khoáng cũng ảnh hưởng đến quang hợp.
Ánh sáng:
- Cường độ ánh sáng: điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp; điểm bão hoà ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt cao nhất.
- Tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến cường độ quang hợp.
Khí CO2
- Nồng độ CO2 tỉ lệ thuận với cường độ quang hợp.
- Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 tối thiểu mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp, thay đổi theo từng loại cây.
- Điểm bão hoà CO2 là điểm mà ở đó nếu nồng độ CO2 tăng lên thì cường độ quang hợp cũng không tăng, dao động khoảng 0,06 - 0,1%.
Nhiệt độ
Advertisements (Quảng cáo)
Sự phụ thuộc giữa nhiệt độ và quang hợp theo chiều hướng: nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp tăng nhanh và thường đạt cực đại ở nhiệt độ tối ưu, sau đó giảm dần.
Câu hỏi 2:
Tại sao trong sản xuất nông nghiệp, muốn cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao thì không nên trồng với mật độ quá dày? |
Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ và CO2 ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp. Hoạt động quang hợp quyết định 90 - 95% năng suất cây trồng. Do vậy, để nâng cao năng suất cây trồng, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật và công nghệ để tăng cường độ quang hợp.
Trong sản xuất nông nghiệp, muốn cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao thì không nên trồng với mật độ quá dày. Bởi vì việc trồng cây quá sát nhau sẽ gây ra các vấn đề:
- Cạnh tranh về tài nguyên: Khi cây trồng quá sát nhau, chúng sẽ cạnh tranh với nhau về tài nguyên như ánh sáng, không khí, nước, dinh dưỡng và không gian ... gây giảm tốc độ phát triển.
- Bệnh và sâu bọ: Cây trồng quá sát nhau có thể dễ dàng lây lan truyền bệnh và sâu bọ, do môi trường ẩm ướt và thiếu thông thoáng.
- Khó điều tiết môi trường: Khi cây trồng quá sát nhau, không khí không được lưu thông tốt và hơi nước khó bay hơi. Điều này gây ra môi trường ẩm ướt, màu mỡ, dễ gây ra bênh và tăng nguy cơ cho sự phát triển của nấm mốc.
Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng rất lớn đến quang hợp, nếu mật độ trồng quá dày, cây sẽ thiếu các nguyên tố cần thiết cho ánh sáng và quang hợp, làm giảm hiệu quả quang hợp. Chỉ có thể trồng cây với mật độ vừa phải. Tùy theo độ trưởng thành của từng giống mà người trồng có thể duy trì mật độ thưa giữa các cây để tiện chăm sóc, giảm chi phí.