Trang chủ Lớp 11 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức Nước và chất khoáng có vai trò gì đối với thực vật?...

Nước và chất khoáng có vai trò gì đối với thực vật? Chúng được thực vật hấp thụ và sử dụng như thế nào? Nước...

Nước, chất khoáng là những chất dinh dưỡng của thực vật Giải và trình bày phương pháp giải câu hỏi trang 9 Bài 2. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật sách Sinh 11 - Kết nối tri thức

Mở đầu:

Nước và chất khoáng có vai trò gì đối với thực vật? Chúng được thực vật hấp thụ và sử dụng như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nước, chất khoáng là những chất dinh dưỡng của thực vật. Quá trình dinh dưỡng thực vật là quá trình hấp thụ nước, chất khoáng và đồng hóa chúng thành chất của cơ thể thực vật.

Answer - Lời giải/Đáp án

Vai trò của nước đối với thực vật:

– Nước là thành phần cấu trúc tạo nên chất nguyên sinh (>90%).

– Nếu như hàm lượng nước giảm thì chất nguyên sinh từ trạng thái sol chuyển thành gel và hoạt động sống của nó sẽ giảm sút.

– Các quá trình trao đối chất đều cần nước tham gia.

– Nước là nguyên liệu tham gia vào một số quá trình trao đối chất.

– Sự vận chuyển các chất vô cơ và hữu cơ đều ở trong môi trường nước.

Vai trò của các nguyên tố khoáng đối với thực vật:

- Tham gia vào thành phần các chất cấu tạo nên hệ thống chất nguyên sinh, cấu trúc nên tế bào và các cơ quan.

- Nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất, các hoạt động sinh lý trong cây:

+ Thay đổi các đặc tính lý hóa của chất keo nguyên sinh,

+ Hoạt hóa enzim, làm tăng hoạt động trao đổi chất,

+ Điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây.

- Tăng tính chống chịu cho cây trồng đối với các điều kiện bất lợi của môi trường.

Nước và các nguyên tố khoáng được hấp thụ vào bằng các cách:

Đối với ion khoáng:

Có 2 cách hấp thụ các ion khoáng ở rễ là:

- Hấp thụ bị động.

- Hấp thụ chủ động (chiếm phần lớn).

Đối với nước:

- Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế hấp thụ thụ động (thẩm thấu): nước di chuyển từ đất là môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) vào tế bào lông hút là môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước) nhờ sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu/ gradient nồng độ.