Một vật dẫn A cô lập không tích điện đang được nối đất.
Đưa một điện tích dương B lại rất gần vật dẫn này.
Vật dẫn A được tích điện dương, âm hay không tích điện khi:
a. Đưa B ra xa rồi mới thôi nối đất vật dẫn A?
b. Thôi nối đất vật dẫn A rồi mới đưa B ra xa?
Advertisements (Quảng cáo)
Sử dụng kiến thức về nhiễm điện do hưởng ứng. Trái Đất, hay mặt đất là bể chứa điện tích vô hạn, có thể cho electron hoặc nhận electron.
Khi đưa điện tích dương B lại rất gần vật dẫn A mà không tiếp xúc, vật dẫn A nhiễm điện do hưởng ứng: điện tích âm tập trung tại khu vực gần với B, trong khi các phần còn lại nhiễm điện dương, ban đầu tổng điện tích của A bằng 0, sau đó phần điện tích dương nhận thêm electron từ mặt đất qua dây nối đất.
a. Đưa B ra xa rồi mới thôi nối đất vật dẫn A: lúc này electron mà vật dẫn A đã nhận thêm quay lại mặt đất để vật dẫn A trở lại trạng thái cân bằng điện tích. Như vậy, vật A không tích điện trong trường hợp này.
b. Thôi nối đất vật dẫn A rồi mới đưa B ra xa: Khi điện tích dương B ở gần vật A, vật A nhận thêm electron từ mặt đất, do đó tổng điện tích của A là q < 0. Thôi nối đất vật dẫn A, vật dẫn A trở nên cô lập về điện tích, nên nó vẫn mang điện tích âm dù B được đưa ra xa.