1. Vẽ phác trên cùng một đồ thị và thảo luận về hai đường đặc trưng I – U của hai vật dẫn kim loại ở nhiệt độ xác định. Hai vật dẫn có điện trở là R1 và R2 với \({R_1} < {R_2}\)
2. Vẽ phác đường đặc trưng I – U của điện trở rất nhỏ (vật dẫn điện rất tốt) và điện trở rất lớn (vật cách điện rất tốt)
1. Cường độ dòng điện có dạng \(I = aU\)(\(a = \frac{1}{R}\)) là hàm số bậc nhất của U.
2. Điện trở rất nhỏ, điện trở rất lớn thì cường độ dòng điện qua điện trở \(I = \frac{U}{R}\)có giá trị như thế nào. Áp dụng bài tập 1.
Advertisements (Quảng cáo)
1. Cường độ dòng điện có dạng \(I = aU\)(\(a = \frac{1}{R}\)).
\({R_1} < {R_2} \Rightarrow \frac{1}{{{R_1}}} > \frac{1}{{{R_2}}} \Rightarrow {a_1} > {a_2}\), nghĩa là hệ số góc của đường đặc trưng I – U của R1 lớn hơn của R2.
2.
Điện trở rất nhỏ \(R \to 0 \Rightarrow I = \frac{U}{R} \to \infty \); điện trở rất lớn \(R \to \infty \Rightarrow I = \frac{U}{R} \to 0\).