Trang chủ Lớp 11 SGK Vật Lí 11 - Chân trời sáng tạo Hình 5. P. 2 mô tả hai loại sóng địa chấn truyền...

Hình 5. P. 2 mô tả hai loại sóng địa chấn truyền trong môi trường khi xảy ra động đất...

Áp dụng kiến thức đã học Giải và trình bày phương pháp giải , Bài tập Bài 2 - trang 34, 35, 36, 37, 38 Bài 5. Sóng và sự truyền sóng SGK Vật lý 11 - Chân trời sáng tạo.

Hình 5.P.2 mô tả hai loại sóng địa chấn truyền trong môi trường khi xảy ra động đất: sóng P (sóng sơ cấp) và sóng S (sóng thứ cấp). Hãy phân biệt hai sóng địa chấn này thuộc sóng dọc hay sóng ngang. Giải thích.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Áp dụng kiến thức đã học

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

- Sóng sơ cấp (Primary waves) hay sóng dọc, sóng P, là sóng có phương dao động của hạt môi trường xảy ra dọc theo phương truyền. Sóng P là sóng nén, sóng áp suất, truyền nhanh hơn sóng khác. Trong quan sát động đất nó đến trạm địa chấn đầu tiên, nên có tên là sơ cấp (Primary). Sóng này có thể đi qua loại vật liệu bất kỳ, gồm cả chất lỏng, khí, và có thể truyền nhanh gần gấp đôi so với tốc độ của sóng S. Trong địa vật lý thăm dò quen dùng thuật ngữ sóng dọc để chỉ sóng P.

- Sóng thứ cấp (Secondary waves) hay sóng ngang (Shear waves), sóng S, là sóng có phương dao động của hạt môi trường ngang theo phương truyền. Sóng S truyền chậm hơn sóng P, giá trị thường cỡ 60% tốc độ sóng P ở cùng môi trường đó. Trong quan sát động đất nó đến trạm địa chấn sau sóng P, nên có tên là thứ cấp (Secondary). Sóng S chỉ truyền trong chất rắn hoặc thể vô định hình gần rắn, không truyền qua chất lỏng và khí. Trong địa vật lý thăm dò quen dùng thuật ngữ sóng ngang để chỉ sóng S.

Advertisements (Quảng cáo)