Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Cánh diều - chi tiết Chỉ ra các cặp câu hoặc vế câu đối nhau trong những...

Chỉ ra các cặp câu hoặc vế câu đối nhau trong những câu thơ dưới đây...

Gợi nhớ lại kiến thức về phép đối và phân tích. Soạn văn Câu 1 trang 51 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Câu 1 - trang 51 Thực hành Tiếng Việt trang 51, Bài 2: Thơ văn Nguyễn Du Soạn văn 11 - Cánh Diều - chi tiết.

Câu 1 (trang 51, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chỉ ra các cặp câu hoặc vế câu đối nhau trong những câu thơ dưới đây. Phân tích một cặp đối để thấy các từ ngữ và cấu trúc câu trong cặp ấy đối nhau về những mặt nào.

a.

Khúc sông, bên lở bên bồi

Bên lở thì đục, bên bồi thì trong

(Ca dao)

b.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

(Bà Huyện Thanh Quan)

c.

Advertisements (Quảng cáo)

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo.

(Nguyễn Khuyến)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Gợi nhớ lại kiến thức về phép đối và phân tích.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Bên lở đối với bên bồi, đục đối với trong → Phép đối diễn tả sự tương phản giữa bên lở bên bồi của khúc sông.

b. Lom khom đối với lác đác (hình thể và số lượng), dưới núi đối với bên sông (vị trí địa hình). → Nhấn mạnh sự vất vả, đói nghèo, lam lũ của người dân vùng Đèo Ngang; sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây.

c. Cặp câu có sự sóng đôi của hình ảnh “sóng biếc” và “lá vàng”, màu “biếc” và sắc “vàng” tạo nên sự hài hoà của bức tranh ngày thu. Bức tranh thu có sự chuyển động của các sự vật khá gần gũi trong cuộc sống con người, nhưng sự chuyện động ấy lại có sự đối lập bởi bên dưới mặt ao sóng nước nương theo làn hơi để “gợn tí” nhưng bên trên khoảng không là trạng thái “khẽ đưa vèo” của lá vàng trước gió.