Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Cánh diều - chi tiết Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh...

Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh có ý nghĩa và tác dụng ra sao trong việc thể hiện...

Đọc toàn bài đặc biệt đoạn cuối, phân tích cụ thể về cây si. Soạn văn Câu 5 trang 16 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Sau khi đọc 5 - Một người Hà Nội, Bài 5: Truyện ngắn Soạn văn 11 - Cánh Diều - chi tiết.

Câu 5 (trang 16, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh có ý nghĩa và tác dụng ra sao trong việc thể hiện chủ đề của truyện?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc toàn bài đặc biệt đoạn cuối, phân tích cụ thể về cây si.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Hình ảnh cây si bị bão đánh bật rễ, thể hiện sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đồng thời đó cũng là quy luật xã hội.

+ Sự hồi sinh của cây si cổ thụ nói lên quy luật bất diệt của sự sống, thể hiện niềm tin của con người khi cứu sống được cây cối.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Cây si là biểu tượng nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp Hà Nội: có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh, nhưng vẫn là người Hà Nội với truyền thống văn hóa được nuôi dưỡng trường kì lịch sử, cốt cách tinh hoa đất nước.

Cách 2:

- Ý nghĩa của chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh:

+ Thể hiện sự khắc nghiệt và khẳng định quy luật của thiên nhiên.

+ Sự hồi sinh của cây si cổ thụ đã đem lại niềm tin cho con người.

+ Cây si là một hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp Hà Nội: Nó có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh nhưng vẫn là người Hà Nội với truyền thống văn hóa được nuôi dưỡng qua từng giai đoạn lịch sử.

→ Tác dụng của nó trong việc thể hiện chủ đề của truyện là giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn điều mà tác giả muốn hướng đến.

Advertisements (Quảng cáo)