Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Cánh diều - chi tiết Cụm từ nào trở thành điệp khúc? Tác dụng nghệ thuật của...

Cụm từ nào trở thành điệp khúc? Tác dụng nghệ thuật của biện pháp lặp cấu trúc đó là gì? Đọc lại toàn bài...

Đọc lại toàn bài, xác định điệp khúc và tác dụng của nó. Soạn văn Câu 2 trang 21 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Sau khi đọc 2 - Thực hành đọc hiểu Tôi yêu em, Bài 1: Thơ và truyện thơ Soạn văn 11 - Cánh Diều - chi tiết.

Câu 2 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Cụm từ nào trở thành điệp khúc? Tác dụng nghệ thuật của biện pháp lặp cấu trúc đó là gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại toàn bài, xác định điệp khúc và tác dụng của nó.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Cụm từ trở thành điệp khúc là "Tôi yêu em”.

+ Cụm từ được dùng trong câu mở đầu khổ một, hai, câu ba khổ hai.

+ Tôi yêu em được sử dụng lên 3 lần.

- Tác dụng: Tạo nên giọng điệu của toàn bài, là lời giãi bày tình cảm của chủ thể trữ tình "tôi”. Làm cho bài thơ có nhịp điệu, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

Cách 2:

- Cụm từ “tôi yêu em” trở thành điệp khúc trong bài thơ.

+ Điệp khúc “tôi yêu em” trong câu thơ “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể” thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối.

+ Điệp khúc “tôi yêu em” trong câu thơ “Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng” thể hiện sự chuyển đổi đột ngột, tuôn trào của cảm xúc không còn nghe theo sự điều kiển của lí trí nữa.

+ Điệp khúc “tôi yêu em” trong hai dòng thơ cuối thể hiện sự tuôn trào của cảm xúc muốn bộc bạch cho hết sự chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em, tình yêu ấy không bao giờ lụi tắt mặc dù vì người yêu tác giả sẵn sàng rút lui.

Cách 3:

Cụm từ trở thành điệp khúc được lặp lại nhiều lần trong bài thơ là "Tôi yêu em”. Cụm từ được dùng trong câu mở đầu khổ một, hai, câu ba khổng hai. Tôi yêu em được tấu lên 3 lần, đó cũng chính là giọng điệu của toàn bài, là lời giãi bày tình cảm của chủ thể trữ tình "tôi”.