Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Cánh diều - chi tiết Đối lập là biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong...

Đối lập là biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong các tác phẩm lãng mạn...

Gợi nhớ lại kiến thức về biện pháp đối lập. Chỉ ra sự xuất hiện trong tác phẩm và phân tích tác dụng về hình thức và đối với nội dung ý nghĩa tác phẩm. Soạn văn Câu 6 trang 84 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Sau khi đọc 6 - Chữ người tử tù, Bài 3: Truyện Soạn văn 11 - Cánh Diều - chi tiết.

Câu 6 (trang 84, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đối lập là biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong các tác phẩm lãng mạn. Hãy chỉ ra các biểu hiện và phân tích tác dụng của biện pháp đó trong truyện ngắn Chữ người tử tù.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Gợi nhớ lại kiến thức về biện pháp đối lập. Chỉ ra sự xuất hiện trong tác phẩm và phân tích tác dụng về hình thức và đối với nội dung ý nghĩa tác phẩm.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Đối lập:

+ Nhan đề đã xuất hiện sự đối lập: “Người tử tù” là đại diện của cái xấu, cái ác, cần phải loại bỏ khỏi xã hội. Nhưng lại là “Chữ người tử tù”, chứa đựng những mâu thuẫn gợi ra tình huống truyện éo le, gợi dậy sự tò mò của người đọc.

+ Vị thế xã hội của hai nhân vật. Huấn Cao kẻ tử tù, muốn lật đổ trật tự xã hội đương thời. Còn quản ngục là người đứng đầu trại giam, đại diện cho luật lệ, trật tự xã hội đương thời. Nhưng ở bình diện nghệ thuật, vị thế của họ lại đảo ngược nhau hoàn toàn: Huấn Cao là người có tài viết thư pháp, người sáng tạo ra cái đẹp, còn quản ngục là người yêu và trân trọng cái đẹp và người sáng tạo ra cái đẹp. Đó là mối quan hệ gắn bó khăng khít chặt chẽ với nhau.

+ Cảnh cho chữ: là ở không gian tặng chữ. Việc cho chữ là một việc cao quý thường diễn ra trong không khí trang nghiêm, trang trọng nhưng trong câu chuyện này, nó lại diễn ra trong một căn ngục tối tăm, ẩm thấp. Tư thế cho chữ: Huấn Cao trang nghiêm uy nghi, viên quản ngục; thầy thơ lại khúm núm, hầu hạ.

Advertisements (Quảng cáo)

- Tác dụng:

Qua sự đối lập này đã làm nổi bật hơn giá trị của con chữ, của những con người tôn trọng cái đẹp, cái tài. Đồng thời làm cho tác phẩm giàu sức gợi hình gợi cảm, tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Cách 2:

* Biện pháp đối lập được sử dụng trong truyện:

- Đối lập giữa hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục:

+ Viên quản ngục, người đang giữ “phép nước”, lại có tấm lòng say mê và quý trọng người tài, quý trọng cái đẹp. Cai ngục nhưng lại không làm phận sự cai ngục, làm trái mọi quy định, biệt đãi người tử tù.

- Đối lập trong cảnh cho chữ:

+ Cho chữ là một việc làm thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại được diễn ra nơi ngục tù tối tăm và hôi hám.

+ Người tù đeo gông thì biến thành người nghệ sĩ tự do, sáng tạo phóng bút viết những chữ tài hoa.

+ Thơ lại thì run run bưng chậu mực, viên quản ngục thì khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ.

+ Người tù thì khuyên quản ngục như là cho một lời dạy, còn quản ngục thì vái lạy tù nhân, cung kính nghe lời.

* Tác dụng: làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác lí tưởng và hiện thực, tính cách và hoàn cảnh. Ngoài ra, việc sự dụng biện pháp đối lập còn làm tỏa sáng vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao và sự trong sáng của một tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp, thờ phụng cái đẹp và sẵn sàng hi sinh cho cái đẹp của viên quản ngục.