Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Cánh diều - chi tiết Em thấy thích nhất hình ảnh/ dòng thơ/ khổ thơ nào trong...

Em thấy thích nhất hình ảnh/ dòng thơ/ khổ thơ nào trong bài thơ? Vì sao?...

Đọc toàn bài thơ và đưa ra hình ảnh hoặc dòng thơ hoặc khổ thơ đặc sắc. Soạn văn Câu 6 trang 44 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Sau khi đọc 6 - Thực hành đọc hiểu Tình ca ban mai, Bài 6: Thơ Soạn văn 11 - Cánh Diều - chi tiết.

Câu 6 (trang 44, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Em thấy thích nhất hình ảnh/ dòng thơ/ khổ thơ nào trong bài thơ? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc toàn bài thơ và đưa ra hình ảnh hoặc dòng thơ hoặc khổ thơ đặc sắc.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Em thích nhất câu thơ:

Em đi như chiều đi,
Gọi chim vườn bay hết

- Sự vận động không phải là của riêng em nữa mà đã nhuốm cả sang cảnh vật.

+ Em đi “như chiều đi” để “chim vườn bay hết”. Sự sống như đang mất dần, đang bị tàn lụi bởi em là quầng sáng duy nhất có thể tạo nên sự sống.

+ Em bước đi “đánh cắp” trong lòng anh niềm yêu và nỗi nhớ da diết.

+ Câu chữ như khắc khoải và như đong đầy niềm thương nhớ “Em đi - như chiều đi”.

+ Em là trung tâm của sự sống, vắng bóng em chỉ còn niềm cô đơn choáng ngợp tâm hồn, trong mỗi ánh nhìn của anh sự vật như không còn tồn tại.

→ Có thể nói ngay ở câu thơ đầu tiên vai trò và sức mạnh của bóng hình em đã hằn in trong tâm khảm của anh. Em đi thì chan chứa nỗi nhớ da diết đến thế, khi em về liệu anh có vui hơn?

Cách 2:

- Em thích nhất câu thơ:

Em đi như chiều đi,
Gọi chim vườn bay hết

- Sự vận động không phải là của riêng em nữa mà đã nhuốm cả sang cảnh vật.

+ Em đi “như chiều đi” để “chim vườn bay hết”. Sự sống như đang mất dần, đang bị tàn lụi bởi em là quầng sáng duy nhất có thể tạo nên sự sống.

+ Em bước đi “đánh cắp” trong lòng anh niềm yêu và nỗi nhớ da diết.

+ Câu chữ như khắc khoải và như đong đầy niềm thương nhớ “Em đi - như chiều đi”.

+ Em là trung tâm của sự sống, vắng bóng em chỉ còn niềm cô đơn choáng ngợp tâm hồn, trong mỗi ánh nhìn của anh sự vật như không còn tồn tại.

Cách 3:

Em thích khổ thơ:

“Em về, tựa mai về,

Rừng non xanh lộc biếc”

Khổ thơ đã thể hiện được niềm vui sướng của nhân vật trữ tình khi thấy em về. Em về không chỉ mang lại niềm vui cho con người mà còn mang lại niềm vui cho cả cảnh vật. Em về đã mang tia nắng sớm đến, chiếu sáng con người và thiên nhiên. Cuộc sống ngày mai chắc chắn luôn tốt đẹp hơn nên khi em về đã mang cả sự sống dồi dào tới, làm cho rừng non chồi non xanh biếc sinh sôi nảy nở.