Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Cánh diều - chi tiết Hãy nêu một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và nêu...

Hãy nêu một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và nêu lí do cho sự lựa chọn của em. Đọc toàn bài thơ...

Đọc toàn bài thơ, tìm ra yếu tố tượng trưng (hình ảnh tượng trưng) mà em ấn tượng nhất và đưa ra lý do. Soạn văn Câu 1 trang 39 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Sau khi đọc 1 - Đây mùa thu tới, Bài 6: Thơ Soạn văn 11 - Cánh Diều - chi tiết.

Câu 1 (trang 39, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hãy nêu một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và nêu lí do cho sự lựa chọn của em.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc toàn bài thơ, tìm ra yếu tố tượng trưng (hình ảnh tượng trưng) mà em ấn tượng nhất và đưa ra lý do.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Advertisements (Quảng cáo)

- Yếu tố tượng trưng: Rặng liễu.

- Lý do: Rặng liễu trầm mặc như "đứng chịu tang”. Lá liễu buông dài như tóc nàng cô phụ "buồn buông xuống”. Lá liễu ướt đẫm sương thu tưởng như "lệ ngàn hàng”. Liễu được nhân hóa "đứng chịu tang”, từ tóc liễu đến lệ liễu đều mang theo bao nỗi buồn thấm thía. Một nét liễu, một dáng liễu được miêu tả và cảm nhận đầy chất thơ.

Cách 2:

- Với ngòi bút sáng tạo cùng tài năng của mình, “Đây mùa thu tới” đã được tác giả vận dụng nhiều biện pháp tu từ và hình ảnh ước lệ tượng trưng, trong đó, yếu tố tượng trưng trong bài thơ mà em thích nhất là hình ảnh "Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang”.

- Là một câu thơ mở đầu bài thơ, mở ra một khung cảnh buồn và vắng vẻ, đìu hiu, hình ảnh rặng liễu đã được miêu tả như một mái tóc buồn đang đứng chịu tang. Người xưa thường có câu "liễu yếu đào tơ”. Do đó hình ảnh liễu đìu hiu này có thể là hình ảnh tượng trưng cho một cô gái đang chịu tang.