Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Cánh diều - chi tiết Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”,...

Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”, được gợi tả với những biểu hiện khác nhau. Hãy chỉ ra những biểu hiện đó...

Đọc lại toàn bài, chú ý những biểu hiện khác nhau của hình tượng “sóng”. Soạn văn Câu 2 trang 15 SGK Ngữ văn 11 tập 1, Sau khi đọc 2 - Sóng, Bài 1: Thơ và truyện thơ Soạn văn 11 - Cánh Diều - chi tiết.

Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ văn 11, tập 1):

Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”, được gợi tả với những biểu hiện khác nhau. Hãy chỉ ra những biểu hiện đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại toàn bài, chú ý những biểu hiện khác nhau của hình tượng “sóng”.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Những biểu hiện của hình tượng “sóng”:

+ Trong khổ thơ 1 và 2, “sóng” được đặt trong những trạng thái đối cực: Dữ dội – dịu êm, ồn ào - lặng lẽ gợi sự liên kết trạng thái tâm lí của tình yêu.

+ Hành trình của sóng chính là khát vọng tìm cái rộng lớn, cao cả - biển cả.

- Khát vọng chinh phục tình yêu, khát vọng muôn đời của con người.

- Khổ 3 và khổ 4, hình tượng “sóng”, nhà thơ nhận thức về tình yêu của mình - tình yêu sánh ngang biển lớn, cuộc đời. Tác giả đặt câu hỏi hoài nghi, băn khoăn về nguồn cội của sóng, của tình yêu thương nhưng bất lực.

- Khổ thơ 5 và 6: Nỗi nhớ trong tình yêu được so sánh bằng những liên tưởng độc đáo, thú vị:

+ Nỗi nhớ trong lòng người con gái đang yêu: Thao thức khi ngủ, thức, da diết, mãnh liệt.

- Trong nỗi nhớ da diết, nhà thơ thể hiện được sự thủy chung tuyệt đối, niềm tin son sắt vào tình yêu - cuộc sống, tình yêu nào cũng tới bến bờ hạnh phúc.

- Khổ 8: Thể hiện sự lo âu, trăn trở:

+ Sự khao khát hạnh phúc hiện tại, ý thức sâu sắc sự hữu hạn của đời người và sự mong manh bền chặt của tình yêu.

- Khổ 9: Khát được hòa mình vào biển lớn, tình yêu và cuộc đời. Khát vọng sống hết mình cho tình yêu với sự hi sinh, dâng hiến.

Cách 2:

- Hình tượng sóng – bản chất và quy luật của người phụ nữ khi yêu:

+ Sóng mang trong mình những tính chất đối lập: dữ dội – dịu em, ồn ào – lặng lẽ, đó cũng là bản tính của phụ nữ khi yêu (mãnh liệt nhưng sâu lắng).

+ Trước thời gian “ngày xưa – ngày sau”, những con sóng vẫn luôn dạt dào, sôi nổi, khát khao không gian bao la.

+ Cũng như sóng, trái tim của tuổi trẻ luôn khát khao tình yêu mãnh liệt, “bồi hồi trong ngực”, đó là quy luật vĩnh hằng.

- Hình tượng sóng – những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu:

+ Xuân Quỳnh tìm kiếm nguồn cội của sóng “Từ nơi nào sóng lên”, đồng thời thể hiện sự trăn trở, muốn khám phá chính bản thân mình, người mình yêu và tình yêu (“em”, “anh”, “biển lớn”)

+ Nữ sĩ tự đặt câu hỏi và tự lí giải bằng quy luật của tự nhiên: “sóng bắt đầu từ gió ...” nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bí ẩn, khó lí giải.

- Hình tượng sóng – nỗi nhớ, lòng thủy chung của người phụ nữ khi yêu:

+ Nỗi nhớ bờ của sóng bao trùm mọi phạm vi không gian: “dưới lòng sâu – trên mặt nước”, phạm vi thời gian “ngày - đêm”, biện pháp nhân hóa “không ngủ được” càng nhấn mạnh nỗi nhớ.

+ Không chỉ bày tỏ gián tiếp nỗi nhớ qua sóng mà người phụ nữ bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ của mình “lòng em nhớ đến anh”, nỗi nhớ luôn thường trực trong suy nghĩ, ăn sâu vào tiềm thức “cả trong mơ còn thức”.

+ Nghệ thuật tương phản “xuôi – ngược”, điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” gợi hành trình của sóng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời.

+ Tấm lòng thủy chung của người phụ nữ, niềm tin chờ đợi trong tình yêu, dù ở đâu cũng “hướng về anh một phương”, nghĩ về “phương anh” bằng cả trái tim.

+ Quy luật tất yếu của “trăm ngàn con sóng” là tìm đến “bờ” dù có “muôn vời cách trở” cũng như người phụ nữ khi yêu luôn hướng đến người mình yêu, tìm kiếm tình yêu đích thực dù phải trải qua bao khó khăn thử thách.

- Hình tượng sóng – khát vọng tình yêu vĩnh cửu:

+ Sóng là sự lo âu, trăn trở của người phụ nữ về sự nhỏ bé của mình trước cuộc đời rộng lớn, sự hữu hạn của tình yêu trước thời gian vô hạn, sự dễ đổi thay của lòng người trước dòng đời đầy biến động.

+ Ẩn sâu trong ý thơ vẫn là niềm tin, hi vọng mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu như mây có thể vượt qua biển rộng “Như biển kia dẫu rộng ... bay về xa.”

Cách 3:

“Sóng” là sóng biển - đúng như vậy, bài thơ đã cho thấy rõ - nhưng càng đúng hơn, “sóng” ở đây là sóng tình - điều này càng sâu sắc, thấm thía hơn trong thi phẩm. Xuân Quỳnh đã dùng sóng biển để nói lên sóng tình, lấy một hiện tượng của thiên nhiên để giãi bày một tình cảm của lòng người.

- Hình tượng sóng được gợi lên từ âm hưởng sóng biển - dạt dào, nhàng của thể thơ 5 chữ. Song song cùng hình tượng “sóng” là “em” hình tượng đẹp đẽ để diễn tả tình yêu.

- Ở khổ 1 và 2, sóng được đặt trong trạng thái đối cực, gợi sự liên tưởng đến trạng thái tâm lí của tình yêu

+ Phép liệt kê của Xuân Quỳnh đã truyền cho người đọc có thêm nhiều cảm nhận về tính phong phú của sóng và nhiều gương mặt đặc điểm tính cách. Khi “ dữ dội ồn ào” lúc biển động bão tố, phong ba nổi lên vỗ sóng lúc lại “dịu êm, lặng lẽ” khi biển lặng, bình minh lên nhẹ nhàng sóng vỗ.

+ Dù phong phú về tính cách như thế nào “sóng” vẫn được quy chiếu về hai mặt đối lập nhau trong một chỉnh thể thống nhất là biển cả.

+ Sóng được diễn tả dưới nhiều cung bậc hình thức, nghệ thuật đối lập để thấy được những trạng thái của sóng biển và đồng thời cũng ẩn dụ thể hiện cho những cung bậc cảm xúc khác nhua khi yêu lúc giận hờn, lúc lại yêu thương của người con gái.

- Khổ 3 và 4, từ hình tượng sóng nhà thơ đã nhận thức về tình yêu mình - Tình yêu sánh ngang biển lớn, sáng ngang cuộc đời:

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

- Với hình thức nghi vấn, nhà thơ thể hiện nỗi băn khoăn đi tìm cội nguồn của sóng, của tình yêu nhưng bất lực. Hai câu thơ cuối là lời thú tội hồn nhiên nhưng sâu sắc. Đó chính là quy luật của tình yêu.

- Khổ 5 và 6: Nỗi nhớ trong tình yêu được diễn tả bằng những liên tưởng so sánh, độc đáo thú vị:

Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

- Nỗi nhớ trong lòng người con gái đang yêu là thường trực: khi thức, ngủ, da diết, mãnh liệt:

Lúc nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn ngàn cách trở

- Cứ thế, “sóng” và “em” xoắn xuýt sóng đôi, cộng hưởng với nhau trong suốt bài thơ, qua nhiều cung bậc của tình yêu, để rồi cuối cùng nhập vào nhau, hòa tan với nhau ở khổ thơ kết thúc:

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ

Đó chính là ước vọng đời thường trong tình yêu của người phụ nữ qua hình tượng “sóng” của Xuân Quỳnh.