Câu 1 (trang 91, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong các đoạn trích sau:
a. Bây giờ, cụ mới lại gần hắn khẽ lay mà gọi:
- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế?
Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:
- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.
Cụ bà cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm, người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười:
- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con nghé đâu? Lại say rồi phải không?
Rồi, đổi giọng cụ thân mật hỏi:
- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.
(Nam Cao)
b.
- Sao? Cải số tiền đỏ, cậu đã có để trả tôi chưa?
- Thưa ngài, xin ngài hãy thư cho ít bữa, khi nào thư thả, tôi sẽ đi làm và nộp sau. Ông chủ bĩu môi, nói:
- Thôi, biết bao lần rồi! Cậu không trả, tôi sẽ đem ra toà đó.
Anh Tư Bền cười lạt cho xong chuyện, nhưng lại thấy ông chủ ngọt ngào dễ
- Bấy lâu cậu nghỉ hát ở các rạp, khách nhắc nhở luôn đấy. Vậy cậu liệu liệu mà
đi làm ăn chi?
Advertisements (Quảng cáo)
- Vâng, tôi vẫn định thế...
- Tôi mới nhờ một nhà văn sĩ đại danh soạn cho một vở hài kịch theo lối tuồng cổ. Vậy cậu ra giúp vai chính. Vì phi cậu, không còn ai xứng đáng.
- Diễn vở mới thì phải học, thưa ngài?
- Phải, phải học và tập diễn trong độ nửa tháng.
- Trong nửa tháng! Chà!
(Nguyễn Công Hoan)
Gợi nhớ kiến thức về ngôn ngữ nói và phân tích cụ thể về giọng điệu, cảm xúc.
a.
+ Chí Phèo gọi Bá Kiến là "mày” , Bá Kiến gọi Chí Phèo là "anh”.
+ Các từ ngữ "bố con nhà mày”, "Chưa biết chừng”...
→ Ngôn ngữ nói trong đoạn trích a là những lời nói trong giao tiếp hằng ngày của người dân quê Việt Nam thời kì trước Cách Mạng tháng 8. Nó không có sự trau chuốt, lựa chọn. Lời nói trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc nhân vật.
b.
Ngôn ngữ nói trong trích đoạn có ngữ điệu thấp và chậm, thể hiện sự lịch sự, giữa hai nhân vật. Ngôn ngữ nói dùng câu tỉnh lược nhưng cũng có chỗ chi tiết để người nghe có thể hiểu rõ nội dung giao tiếp.