Nội dung chính
Được sống được là người là một điều thật quý giá nhưng chỉ khi ta được là chính mình, sống một cách trọn vẹn với theo đuổi và phát huy những giá trị tốt đẹp của bản thân còn là một điều quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi mà con người được sống đúng với quy luật của tự nhiên với sự hài hòa, đồng điệu giữa thể xác và tâm hồn. |
Trước khi đọc 1
Câu 1 (trang 102, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Đọc trước văn bản Tôi muốn được là tôi toàn vẹn, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lưu Quang Vũ?
Chú ý lựa chọn thông tin phù hợp, phục vụ cho việc đọc hiểu.
Cách 1
- Tác giả:
+ Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch. Ông sinh tại Phú Thọ nhưng quê ở Đà Nẵng, cha ông là nhà viết kịch Lưu Quang Thuận, mẹ là bà Vũ Thị Khánh, ông có tuổi thơ gắn bó tại quê Phú Thọ cùng bố mẹ. Đến 1954, ông chuyển về Hà Nội sống. Ngay từ khi còn bé ông đã mang trong mình những tài năng thiên bẩm về nghệ thuật.
+ Nhắc đến Lưu Quang Vũ là ta lại nhớ đến một nhà soạn kịch tài hoa trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Một tài năng trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật, trong mỗi một lĩnh vực ông đều để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc.
+ Thơ ca của Lưu Quang Vũ không chỉ giàu cảm xúc, nỗi niềm trăn trở mà còn rất bay bổng. Sự nghiệp sáng tác của ông vô cùng phong phú ở nhiều thể loại khác nhau như: Truyện ngắn, thơ, kịch,…
+ Những tác phẩm của Lưu Quang Vũ bắt đầu nổi lên từ những năm 80, lúc ấy đất nước đang trong giai đoạn chiến tranh, vô cùng khó khăn. Các tác phẩm của ông đã để lại một dấu ấn trong lòng bạn đọc bởi tính chân thật, nhân văn. Ra đi ở tuổi đời còn trẻ và sự nghiệp đang trên đà đỉnh cao thế nhưng những tác phẩm để lại rất nhiều. 10 năm miệt mài sáng tác của ông đã cho ra gần 50 vở kịch và hầu hết các vở kịch ấy đều được các đoàn kịch lớn dựng lại của nhiều đạo diễn nổi tiếng.
- Tác giả:
+ Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), sinh tại Phú Thọ, quê gốc ở Đà Nẵng
+ Tuổi thơ ông gắn liền với mảnh đất Phú Thọ, đến năm 1954 ông và sống và học tập tại Hà.
+ Từ năm 1965 đến 1970 ông vào bộ đội phục vụ trong quân chủng phòng không không quân, một thời gian sau ông xuất ngũ, làm nhiều nghề để mưu sinh.
+ Từ năm 1978 đến khi mất, ông là biên tập viên Tạp chí sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch.
+ Sự nghiệp sáng tác
Là một tròn những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại.
Là một nghệ sĩ đa tài làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc...
+ Ông được nhân giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 2000.
Trước khi đọc 2
Câu 2 (trang 102, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Tìm đọc truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt và cho biết điểm khác biệt quan trọng nhất giữa tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ và truyện cổ tích là gì?
Tìm đọc truyện cổ tích, đưa ra những đặc điểm của câu chuyện và so sánh với tác phẩm kịch
Sự khác biệt: Lưu Quang Vũ đã hiện đại hóa để chuyển thành vở kịch và phân tích cụ thể những rắc rối khi trong hình hài và linh hồn không đồng nhất với nhau, thể hiện rõ hơn mâu thuẫn những tranh cãi trong chính nhân vật Trương Ba.
Cái kết khác nhau hoàn toàn, trong truyện cổ tích sẽ chấp nhận sự sắp đặt của thần linh nhưng bên vở kịch là Trương Ba không chịu được khi phải sống trong thân xác người khác không còn là chính mình cho nên đã chọn cách ra đi trả lại thân xác cho anh Hàng Thịt.
Trong khi đọc 1
Câu 1 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chú ý những phản ứng của Hồn Trương Ba trước lời nói của Xác Hàng Thịt.
Tìm ra phản ứng của Hồn Trương Ba khi nghe lời nói của Xác Hàng Thịt.
Cách 1
Trước lời nói của Xác Hàng Thịt, Hồn Trương Ba bịt tai, không muốn nghe.
Hồn Trương Ba bịt tai, không muốn nghe.
Phản ứng của Hồn Trương Ba trước lời nói của xác Hàng Thịt: Trong cuộc đối thoại với xác, hồn ngày càng đuối lí, càng ra vẻ quát tháo, nạt nộ càng chứng tỏ sự lúng túng, bất lực.
Trong khi đọc 2
Câu 2 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chú ý sắc thái giọng điệu của Xác Hàng Thịt.
Đọc kĩ các lời thoại của Xác Hàng Thịt, tập trung vào ý nghĩa của câu nói và những từ xuất hiện trong dấu ngoặc đơn.
Cách 1
Sắc thái giọng điệu: Xác Hàng Thịt nói một cách buồn rầu về việc không phải lỗi tại anh ta, anh ta cũng đáng được trân trọng.
Nói một cách buồn rầu về việc không phải lỗi tại anh ta, anh ta cũng đáng được trân trọng.
Xác tự hào với sức mạnh đui mù của mình, tự hào vì đã dụ dỗ, sai khiến được hồn vào những dục vọng bản năng của mình.
Trong khi đọc 3
Câu 3 (trang 105, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Vì sao càng về cuối, lời thoại của Trương Ba càng ngắn lại?
Đọc kĩ các lời thoại về cuối trong đoạn đối thoại của Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt, kết hợp với lời thoại của Xác Hàng Thịt để lý giải được vấn đề.
Cách 1
Vì: Càng về cuối, Trương Ba càng ngày càng tuyệt vọng, hiểu về những gì Xác Hàng Thịt đang nói rất hợp lý, không thể chối cãi.
Càng về cuối, Trương Ba càng ngày càng tuyệt vọng, tự nhận thấy những gì Xác Hàng Thịt đang nói rất hợp lý, không thể chối cãi.
Càng về cuối, lời thoại của Trương Ba càng ngắn lại vì ông cảm thấy bất lực, tuyệt vọng đến không biết phải nói gì.
Trong khi đọc 4
Câu 4 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Lập luận này của Đế Thích có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?
Tìm ra lập luận của Đế Thích, từ đó rút ra ý nghĩa so với nội dung của tác phẩm.
Cách 1
- Lập luận của Đế Thích: Đế Thích nói về việc mỗi con người không ai có thể toàn vẹn mọi việc, ai cũng sẽ phải chịu những khó khăn, khuôn ép, không được là chính mình.
Thể hiện ý nghĩa tác phẩm đó là làm sao để được là chính mình, sống đúng với con người mình.
Đế Thích nói về việc mỗi con người không ai có thể toàn vẹn mọi việc, ai cũng sẽ phải chịu những khó khăn, khuôn ép, không được là chính mình.
Thể hiện ý nghĩa tác phẩm đó là làm sao để được là chính mình, sống đúng với con người mình.
Lập luận này của Đế Thích đối lập làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa quan niệm sống của ông và Hồn Trương Ba. Đế thích quan niệm sống chỉ là sống, nhưng Hồn Trương Ba lại quan niệm nên sống là chính mình, làm tôi chọn vẹn, được hòa hợp cả về thể xác, lẫn tinh thần. Qua đó, tác giả Lưu Quang Vũ nhấn mạnh không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục. Con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống là chính mình, được hoà hợp xác và hồn, trong và ngoài, nội dung và hình thức trong một thể thống nhất toàn vẹn chứ không phải là cuộc sống chắp vá, bất nhất: “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.
Trong khi đọc 5
Câu 5 (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chú ý sự thay đổi trong quan niệm về “xác” và “hồn” của Hồn Trương Ba.
Tìm ra quan niệm lúc đầu và hiện tại của Hồn Trương Ba để thấy được sự thay đổi.
Cách 1
Nếu lúc đầu, Hồn Trương Ba không để ý đến việc xác và hồn phải đồng nhất với nhau nhưng sau những chuyện xảy ra, ông đã biết rằng nếu mình sống trong thân xác của người khác sẽ không bao giờ có thể sống thoải mái và là chính mình được. Chỉ có Hồn Hàng Thịt mới hợp với Xác Hàng Thịt.
- Gặp lại Đế Thích, hồn Trương Ba kiên quyết chối từ cảnh sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo, nêy rõ khát vọng “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
- Nhưng khi hiểu ra, ông ta lại khuyên Trương Ba nên chấp nhận vì thế giới xung quanh vốn không phải toàn vẹn.
Trong khi đọc 6
Câu 6 (trang 107, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Suy nghĩ về cách hành xử của các nhân vật trên Thiên Đình.
Đọc kĩ lời thoại của Đế Thích về những việc mà nhân vật trên Thiên Đình đã làm.
Cách 1
Cách hành xử: Những nhân vật trên Thiên Đình dù làm những công việc rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến con người nhân gian nhưng lại làm việc tắc trách hoặc chỉ vì cảm xúc cá nhân mà để cho một đứa trẻ con phải chết, làm việc cho có, sửa chữa những lỗi sai một cách vô tội vạ.
Những nhân vật trên Thiên Đình dù làm những công việc rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến con người nhân gian nhưng lại làm việc tắc trách hoặc chỉ vì cảm xúc cá nhân mà để cho một đứa trẻ con phải chết, làm việc cho có, sửa chữa những lỗi sai một cách vô tội vạ.
Những tiên nhân trên thiên đình đầy rẫy những tội lỗi không khác gì phàm nhân hạ giới. Hành động của họ đáng phải lên án.
Trong khi đọc 7
Câu 7 (trang 108, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Em có bất ngờ trước quyết định này của Trương Ba không?
Đọc kĩ lời thoại của Trương Ba về câu trả lời, nhìn lại về cách sống và con người của Trương Ba để giải thích quyết định.
Cách 1
Em không bất ngờ vì sau khi nhập vào Xác Hàng Thịt, Hồn Trương Ba đã hiểu được dù nhập vào ai đi nữa thì sẽ không thể đồng nhất được, chỉ có Xác Trương Ba mới có thể hợp với Hồn Trương Ba. Nhân vật này đã nhận thức được rõ điều này và không muốn lặp lại bi kịch như trước nữa.
Em không bất ngờ trước quyết định của Trương Ba.
Trong khi đọc 8
Câu 8 (trang 108, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chú ý những câu văn mang tính triết lí.
Tìm ra những câu văn mang tính triết lý (mang bài học sâu sắc).
Cách 1
- Câu văn mang tính triết lí:
+ Có những cái sai không thể sửa được…Chỉ có cách đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng việc đúng khác.
+ Không thể sống với bất cứ giá nào được…
+ Có những cái sai không thể sửa được…Chỉ có cách đừng bao giờ sai nữa, hoặc phải bù lại bằng việc đúng khác.
+ Không thể sống với bất cứ giá nào được…
Có những cái sai không thể sửa được. Chắp vá gượng ép chỉ làm sai thêm. Chỉ có cách là đừng bao giờ sai nữa phải bù lại bằng một việc đúng khác.
Trong khi đọc 9
Câu 9 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chú ý mối quan hệ giữa “sống” và “chết” trong Đoạn kết.
Đọc kĩ đoạn kết và đưa ra mối quan hệ.
Cách 1
+ Trương Ba chết nhưng hồn của ông hiện diện trong những đồ vật, trong cây trồng…
Sống và chết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu còn sống nhưng sống mà không tạo ra giá trị ý nghĩa không ai nhớ đến thì cũng như đã chết. Ngược lại khi chết đi nhưng người nhà vẫn quý trọng, luôn nhớ đến những hình ảnh đẹp thì người đó luôn sống mãi trong lòng mọi người.
Được sống được là người là một điều thật quý giá nhưng chỉ khi ta được là chính mình, sống một cách trọn vẹn với theo đuổi và phát huy những giá trị tốt đẹp của bản thân còn là một điều quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi mà con người được sống đúng với quy luật của tự nhiên với sự hài hòa, đồng điệu giữa thể xác và tâm hồn.
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 109, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt cho thấy xung đột nào trong Hồn Trương Ba? Em có nhận xét gì về sự thay đổi thái độ của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt? Ý nghĩa của sự thay đổi này là gì?
Đọc đoạn đối thoại đầu tìm ra sự xung đột, so sánh thái độ lúc đầu và về sau về Xác Hàng Thịt từ đó rút ra ý nghĩa.
Cách 1
- Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt trong Hồn Trương Ba đã cho thấy những xung đột như:
+ Lời đối thoại: "tôi đã chán cái chỗ ở không phải của tôi… ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát” đã cho thấy sự chán ngất cảnh phải ở trong thân xác người khác. Đó chính là bi kịch bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.
+ Linh hồn và thể xác đều là hai thứ rất quan trọng và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bất chấp sự phủ nhận yếu ớt của phần hồn, phần xác đã hùng hồn đưa ra những chứng cứ cho thấy hồn Trương Ba cũng tha hóa theo nhu cầu của hắn.
→ Qua đây có thể thấy sự thay đổi thái độ của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt từ hùng hồn, kiên quyết đã trở nên yếu ớt hơn sau khi nghe phần xác đưa ra minh chứng.
+ Lời đối thoại: "tôi đã chán cái chỗ ở không phải của tôi… ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát” đã cho thấy sự chán ngất cảnh phải ở trong thân xác người khác. Đó chính là bi kịch bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.
+ Linh hồn và thể xác đều là hai thứ rất quan trọng và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bất chấp sự phủ nhận yếu ớt của phần hồn, phần xác đã hùng hồn đưa ra những chứng cứ cho thấy hồn Trương Ba cũng tha hóa theo nhu cầu của hắn.
→ Qua đây có thể thấy sự thay đổi thái độ của Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Xác Hàng Thịt từ hùng hồn, kiên quyết đã trở nên yếu ớt hơn sau khi nghe phần xác đưa ra minh chứng.
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Tìm những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, sự biến đổi và vận động của xung đột kịch.
Đọc đoạn đối thoại, tìm ra những chỉ dẫn sân khấu được để trong dấu ngoặc đơn.
Cách 1
- Những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, sự biến đổi và vận động của xung đột kịch
+ Đoạn chỉ dẫn "Tới đây, bắt đầu lớp kịch.... chỉ còn là thân xác” đã giúp cho việc miêu tả khung cảnh diễn ra việc thay đổi thân xác cho Trương Ba một cách rõ nét, giúp người đọc có thể hình dung dễ dàng hơn.
+ Câu chỉ dẫn "như tuyệt vọng” trước lời thoại "Trời!” của Hồn Trương Ba đã nhấn mạnh tâm trạng của nhân vật trong hoàn cảnh câu chuyện.
+ Đoạn chỉ dẫn "Tới đây, bắt đầu lớp kịch.... chỉ còn là thân xác” đã giúp cho việc miêu tả khung cảnh diễn ra việc thay đổi thân xác cho Trương Ba một cách rõ nét, giúp người đọc có thể hình dung dễ dàng hơn.
+ Câu chỉ dẫn "như tuyệt vọng” trước lời thoại "Trời!” của Hồn Trương Ba đã nhấn mạnh tâm trạng của nhân vật trong hoàn cảnh câu chuyện.
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích được thể hiện qua những lời thoại tiêu biểu nào? Sự khác biệt này có vai trò gì trong việc xây dựng xung đột kịch?
Đọc đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích để tìm ra điểm khác biệt trong quan điểm, nó đóng vai trò gì (làm cho xung đột kịch như thế nào).
Cách 1
- Sự khác biệt đến mức đối lập về quan điểm giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích được thể hiện qua những lời thoại tiêu biểu như:
- Đế Thích: Với ông, được sống là tốt rồi nên sống dù đôi khi người ta không được là chính mình vẫn không sao. Do đó, ông đã nói với Trương Ba: "Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào”.
- Trương Ba: Với ông, được sống là chính mình mới là tuyệt vời nhất. Do đó, ông đã nói với Đế Thích rằng "tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, "không thể sống với bất cứ giá nào được”. Sống không là mình toàn vẹn "còn khổ hơn là cái chết”.
- Trương Ba đã trách Đế Thích rằng: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” rất đúng đắn vì sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống là chính mình một cách toàn vẹn. Việc Trương Ba sống dựa vào xác hàng thịt đã khiến hồn ông trở thành nô lệ cho thân xác và không được sống thật với con người mình.
Sự khác biệt này có vai trò thúc đẩy cao trào trong việc xây dựng xung đột kịch, nhấn mạnh quan niệm sống của Trương ba.
- Đế Thích: Với ông, được sống là tốt rồi nên sống dù đôi khi người ta không được là chính mình vẫn không sao. Do đó, ông đã nói với Trương Ba: "Ông phải sống, dù với bất cứ giá nào”.
- Trương Ba: Với ông, được sống là chính mình mới là tuyệt vời nhất. Do đó, ông đã nói với Đế Thích rằng "tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, "không thể sống với bất cứ giá nào được”. Sống không là mình toàn vẹn "còn khổ hơn là cái chết”.
Sự khác biệt này có vai trò thúc đẩy cao trào trong việc xây dựng xung đột kịch, nhấn mạnh quan niệm sống của Trương ba.
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Điều gì đã khiến Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình? Theo em, cái chết này cho thấy đặc điểm nào của nhân vật trong thể loại bi kịch?
Đọc đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích, Hồn Trương Ba đã đưa ra lựa chọn gì, tại sao lại lựa chọn như vậy và qua lựa chọn đó làm nổi bật lên đặc điểm gì của nhân vật.
- Điều khiến Hồn Trương Ba cương quyết lựa chọn cái chết cho mình là ông cảm thấy đau khổ, chán nản và xấu hổ khi phải sống dưới thân xác của Hàng thịt. Trương Ba cảm thấy mình dần thay đổi, trở nên bạo lực hơn, ham vật chất hơn và có những cảm xúc không đúng đắn khi ở bên vợ người hàng thịt.
- Theo em, cái chết này cho thấy đặc điểm bi kịch của con người khi sống mà không được là chính mình của nhân vật trong thể loại bi kịch.
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Trong truyện cổ tích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Đế Thích cho hồn Trương Ba nhập vào anh hàng thịt để sống lại. Vợ anh hàng thịt kiện lên quan, quan xử cho vợ Trương Ba thắng kiện vì người mới sống dậy rất giỏi đánh cờ, không biết mổ lợn. Theo em, vì sao Lưu Quang Vũ đã không lựa chọn cách kết thúc như truyện cổ tích cho vở kịch của mình?
Nhớ lại câu chuyện cổ tích, chú ý kết thúc của câu chuyện và so sánh với vở kịch của Lưu Quang Vũ.
Cách 1
Lưu Quang Vũ đã không lựa chọn cách kết thúc như truyện cổ tích cho vở kịch của mình vì ông muốn truyền tải thông điệp sống chết là quy luật tự nhiên ở đời, chế không phải là hết. Bằng cái chết, dường như Trương Ba đã gìn giữ được những kỉ niệm tốt lành, đã giữ cho các thế hệ sau niềm tin vào con người, cuộc sống.
Vì ông muốn truyền tải thông điệp sống chết là quy luật tự nhiên ở đời, chế không phải là hết. Bằng cái chết, dường như Trương Ba đã gìn giữ được những kỉ niệm tốt lành, đã giữ cho các thế hệ sau niềm tin vào con người, cuộc sống.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Em tâm đắc nhất với triết lý nhân sinh nào trong trích đoạn Tôi muốn được là tôi toàn vẹn? Triết lí ấy còn có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay?
Tìm ra các triết lý nhân sinh trong đoạn trích và chỉ ra triết lý em tâm đắc nhất và ý nghĩa của nó với cuộc sống hôm nay.
- Em tâm đắc nhất với triết lý nhân sinh về quan niệm sống của Lưu Quang Vũ trong trích đoạn Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.
- Được sống làm chính mình mới là điều quý giá nhất. Sự sống chỉ trọn vẹn khi có được sự hài hòa giữa phần hồn và phần xác. Con người để có cuộc sống tốt đẹp hơn phải biết đấu tranh với nghịch cảnh, bảo vệ nhân phẩm và phẩm chất tốt đẹp của mình.
Nó mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống hôm nay khi mà có rất nhiều vấn đề, nghịch cảnh xảy ra khiến cho chúng ta không thể là chính mình.