Nội dung chính
Bài thơ thể hiện tình yêu chân thành, đằm thắm đơn phương nhưng trong sáng và cao thượng của nhân vật trữ tình. Đó là một tình yêu chân chính, giàu lòng vị tha và đức hi sinh luôn mong muốn cho người mình yêu những gì tốt đẹp nhất. |
Chuẩn bị 1
Câu 1 (trang 20, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Đọc các chú thích để thấy được ý thơ trong nguyên tác so với lời thơ dịch.
Đọc bài thơ và đọc phần chú thích phía cuối trang để so sánh.
Cách 1
- Ý thơ trong nguyên tác có phần hơi xa cách, tự ti hơn so với lời thơ dịch.
+ Nguyên tác:
Tôi yêu em tình yêu vẫn, có lẽ
Chưa tắt hẳn trong lòng tôi
…
Cầu trời cho em được người khác (cũng) yêu (chân thành, dịu dàng) như thế.
+ Dịch thơ (Bản dịch của Thúy Toàn)
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
…
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.
Ý thơ trong nguyên tác có phần hơi xa cách, tự ti hơn so với lời thơ dịch.
Chuẩn bị 2
Câu 2 (trang 20, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (Aleksandr Sergeyevich Pushkin), bài thơ Tôi yêu em, lưu ý một số điểm chính về cuộc đời, sự nghiệp văn học của tác giả, về hoàn cảnh ra đời của bài thơ giúp cho việc đọc hiểu văn bản tác phẩm.
Tìm kiếm trên internet về thông tin tác giả Pu-skin và bài thơ Tôi yêu em: cuộc đời, sự nghiệp văn học, hoàn cảnh ra đời.
Cách 1
- Tác giả Pu-skin:
+ Sinh năm 1799, mất năm 1867.
+ Ông là nhà thơ vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn trên đất nước Nga “Pu-skin có tầm ảnh hưởng to lớn không chỉ trong văn chương mà cả trong sự thức tỉnh của dân tộc Nga”.
+ Nhìn chung các tác phẩm của Pu-skin phản ánh đời sống tinh thần phong phú cùng với khát khao hạnh phúc và tự do của người dân Nga. Thơ của Pu-skin thể hiện tâm hồn nhân hậu và tuyệt đẹp của con người nơi đây.
+ Một số tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ cần kể đến như Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin được sáng tác từ năm 1831 đến năm 1837. Tác phẩm này khởi đầu cho chủ nghĩa hiện thực ở đất nước Nga. Tiếp sau đó là một số tác phẩm thơ và truyện ngụ ngôn trữ tình, đầy thâm trầm như Bô-rít Gô-đu-nốp ra đời năm 1825 và Cô tiểu thư nông dân truyện ngắn ra đời năm 1830.
- Bài thơ Tôi yêu em:
+ Ra đời vào mùa hè năm 1829.
+ Là một trong số những bài thơ tình nổi tiếng được yêu thích của Puskin.
+ Tác phẩm mang cảm hứng chủ đạo về tình yêu đôi lứa với nhiều cung bậc cảm xúc tình cảm, khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ dành cho Ô-lê-nhi-na. Cô gái này là con gái của Chủ tịch Viện hàn lâm nghệ thuật Nga. Chính trong mùa hè năm đó khi nhà thơ cầu hôn cô gái nhưng đã không được chấp nhận.
- Tác giả A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 - 1837):
+ Ông sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga đang bị đè nặng bởi ách thống trị của chế độ nông nô chuyên chế, xuất thân trong một gia đình quý tộc mê thơ và biết làm thơ từ thuở học sinh.
+ Ông là nhà thơ mở đầu, đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX.
+ Pu-skin có đóng góp trên nhiều mặt, nhiều thể loại, nhưng cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là Thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ. Thơ của Puskin thể hiện tâm hồn khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga ð Chính vì thế mà Bielinxki đã nhận định Puskin là “bộ bách khoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX”.
- Bài thơ Tôi yêu em: là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin, được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A.Ô-lê-nhi-na, người mà mùa hè năm 1829 Pu-skin cầu hôn nhưng không được chấp nhận.
Trong khi đọc 1
Câu 1 (trang 20, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Lời giãi bày thể hiện tình cảm, tâm trạng gì của nhân vật trữ tình?
Đọc khổ một, chú ý những tâm trạng, tình cảm.
Cách 1
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
+ Thể hiện tình yêu mãnh liệt vẫn còn vấn vương, vẫn còn khao khát.
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.
+ Tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho cô gái đã quá rõ, thế nhưng chàng trai ấy lại không muốn làm khó thêm nữa vì đây chỉ là mối tình đơn phương. Đó là sự cảm thông và vị tha trong thứ tình cảm cao đẹp của lứa đôi.
→ Lời từ giã đầy ắp tình yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng.
Lời giãi bày thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối, tình cảm đầy chân thành thông qua cụm từ “tôi yêu em”.
Lời giãi bày thể hiện: Cảm xúc bị ghìm nén, chi phối bởi lí trí, mạch cảm xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng định tình yêu. Đồng thời cũng thể hiện nỗi buồn trong sáng của tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, vị tha.
Trong khi đọc 2
Câu 2 (trang 20, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Chú ý biện pháp lặp cấu trúc và hai dòng thơ kết.
Đọc khổ hai tìm ra biện pháp lặp cấu trúc kết hợp với ý thơ trong hai dòng thơ kết.
Cách 1
Tôi yêu em âm thầm không hi vọng
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen
Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
+ Biện pháp lặp cấu trúc: “Tôi yêu em…”
+ Tính từ “đằm thắm”; “chân thành”
→ Nhấn mạnh về tình yêu sâu đậm mà nhân vật trữ tình dành cho cô gái đó. Tình yêu ấy, dù chỉ đơn phương nhưng đã mang đủ mọi cung bậc xúc cảm, dù lặng lẽ âm thầm nhưng da diết cháy bỏng và chân thành. Tình yêu ấy sẽ không bao giờ nhạt phai, sẽ còn mãi và đọng lại nơi tận cùng của trái tim. Để rồi kết lại đoạn thơ vừa là lời chúc phúc, cầu chúc cho người con gái mình yêu có được hạnh phúc và cũng là lời ngầm khẳng định lại về tình cảm sâu sắc của nhân vật trữ tình.
- Điệp cấu trúc “tôi yêu em”: thể hiện sự tuôn trào của cảm xúc muốn bộc bạch cho hết sự chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em, tình yêu ấy không bao giờ lụi tắt mặc dù vì người yêu tác giả sẵn sàng rút lui.
- Hai dòng thơ kết: lời giã biệt cho mối tình không thành nhưng vẫn tràn ngập yêu thương, không một chút hận thù mà chứa chan lời cầu mong đầy tính nhân văn.
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Dựa vào yếu tố nào để em xác định điều đó?
Advertisements (Quảng cáo)
Đọc kĩ bài thơ, chú ý đại từ xưng hô của tác giả
Cách 1
Nhân vật trữ tình trong bài thơ: là tác giả, nhận biết qua đại từ xưng hô “tôi - em”.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ: là tác giả, xưng “tôi”.
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Cụm từ nào trở thành điệp khúc? Tác dụng nghệ thuật của biện pháp lặp cấu trúc đó là gì?
Đọc lại toàn bài, xác định điệp khúc và tác dụng của nó.
Cách 1
- Cụm từ trở thành điệp khúc là "Tôi yêu em”.
+ Cụm từ được dùng trong câu mở đầu khổ một, hai, câu ba khổ hai.
+ Tôi yêu em được sử dụng lên 3 lần.
- Tác dụng: Tạo nên giọng điệu của toàn bài, là lời giãi bày tình cảm của chủ thể trữ tình "tôi”. Làm cho bài thơ có nhịp điệu, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.
- Cụm từ “tôi yêu em” trở thành điệp khúc trong bài thơ.
+ Điệp khúc “tôi yêu em” trong câu thơ “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể” thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối.
+ Điệp khúc “tôi yêu em” trong câu thơ “Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng” thể hiện sự chuyển đổi đột ngột, tuôn trào của cảm xúc không còn nghe theo sự điều kiển của lí trí nữa.
+ Điệp khúc “tôi yêu em” trong hai dòng thơ cuối thể hiện sự tuôn trào của cảm xúc muốn bộc bạch cho hết sự chân thành, đằm thắm của tình yêu tôi dành cho em, tình yêu ấy không bao giờ lụi tắt mặc dù vì người yêu tác giả sẵn sàng rút lui.
Cụm từ trở thành điệp khúc được lặp lại nhiều lần trong bài thơ là "Tôi yêu em”. Cụm từ được dùng trong câu mở đầu khổ một, hai, câu ba khổng hai. Tôi yêu em được tấu lên 3 lần, đó cũng chính là giọng điệu của toàn bài, là lời giãi bày tình cảm của chủ thể trữ tình "tôi”.
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào qua bốn dòng thơ đầu?
Đọc khổ một, chú ý diễn biến tâm trạng.
Cách 1
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.
+ Trong khổ thơ đầu, tác giả đã diễn tả lời từ giã tình yêu nhưng cũng chính là lời giãi bày tình cảm. Bốn câu thơ đầu cảm xúc bị kìm nén, chi phối bởi lí trí, mạch cảm xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng định tình yêu. Lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng, đầy ắp tình yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn trong mối tình vô vọng - Càng giã từ lại càng say đắm, thiết tha, mãnh liệt.
- Khổ thơ thể hiện nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, vị tha. Đó là là lời giã từ này có sự đúng đắn của lí trí, cả sự cao thượng, vị tha. Nó không chỉ đẹp, mà còn vươn tới giá trị tinh thần cao đẹp của loài người.
Tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện qua khổ thơ đầu:
- Hai câu thơ đầu:
+ Puskin khẳng định tình yêu nồng nàn, mãnh liệt của mình bằng câu thổ lộ rất chân thành, tha thiết “Tôi yêu em: đến nay chừng có thể”.
+ Khẳng định thứ tình cảm sâu sắc vẫn tồn tại trong trái tim người nghệ sĩ chưa từng đổi thay, vẫn luôn sâu sắc, nồng nàn và đơn giản chỉ bằng ba chữ “Tôi yêu em”,
→ Không phải là thứ tình cảm nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ vụng dại, mà là tình yêu chung thủy, vững bền dẫu qua bao năm tháng vẫn không hề đổi thay.
- Hai câu thơ sau:
+ Quyết tâm rời bỏ hồn “Nhưng không để em bận lòng thêm nữa/Hay hồn em phải gợn bóng u hoài”.
+ Vẻ cao thượng trong nhân cách của tác giả được thể hiện một cách rõ nét, Puskin yêu và tôn trọng người mình yêu tuyệt đối, ông thà hy sinh, chấp nhận bản thân chịu đau khổ giày vò, cũng không muốn cô gái mình chịu tổn thương một chút.
Trong khổ thơ đầu, tác giả đã diễn tả lời từ giã tình yêu nhưng cũng chính là lời giãi bày tình cảm. Bài thơ mở đầu với lời thú nhận đáng yêu tôi yêu em, như lời thú nhận tự nhủ trực tiếp, ngắn gọn, giản dị nhưng cũng chân thành, tha thiết. Bốn câu thơ đầu cảm xúc bị ghìm nén, chi phối bởi lí trí, mạch cảm xúc tuôn trào, tuân theo mệnh lệnh lí trí khẳng định tình yêu. Lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng, đầy ắp tình yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn trong mối tình vô vọng- Càng giã từ lại càng say đắm, thiết tha, mãnh liệt
→ Khổ thơ thể hiện nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, vị tha. Đó là là lời giã từ này có sự đúng đắn của lí trí, cả sự cao thượng, vị tha. Nó không chỉ đẹp, mà còn vươn tới giá trị tinh thần cao đẹp của loài người.
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Trong mạch cảm xúc của bài thơ, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt và cho thấy điều gì trong tình cảm, quan niệm về tình yêu của tác giả?
Đọc hai dòng kết khổ hai, tìm ra tình cảm và quan niệm về tình yêu.
Cách 1
Tôi yêu em yêu chân thành đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
- Kết lại đoạn thơ vừa là lời chúc phúc, cầu chúc cho người con gái mình yêu có được hạnh phúc và cũng là lời ngầm khẳng định lại về tình cảm sâu sắc của nhân vật trữ tình. Đây là hành động đẹp, cao cả trong tình yêu.
Trong hai dòng thơ kết, ta có thể thấy được sự cao thượng, trong sáng, chân thành trong tình yêu, bước ra khỏi mối tình vô vọng chính là cách để tôn trọng người phụ nữ ông yêu, đồng thời cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Qua đó, thể hiện lối ứng xử thông minh, nhân hậu của một người đàn ông trưởng thành, khẳng định mạnh mẽ tình yêu sâu nặng của mình, và bộc lộ niềm tự hào, sự tự tin vào tình yêu ấy chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc cho cô gái.
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Theo em, nhân vật xưng “tôi” trong bài thơ là người như thế nào?
Đọc kĩ bài thơ và đưa ra phân tích
Theo em, nhân vật “tôi” là người hiểu biết, thấu hiểu chuyện trong tình yêu, ta thấy được ông thể hiện tình yêu sâu sắc và tâm hồn cao thượng trong tình yêu, sẵn sàng hy sinh để người mình yêu được hạnh phúc, được vui vẻ, dẫu điều đó có khiến lòng ông đau đớn, tổn thương vô cùng.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 21, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Từ bài thơ Tôi yêu em, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu
Đọc lại toàn bài thơ đưa ra suy nghĩ về cách ứng xử trong tình yêu.
Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học
Cách 1
Pu-skin không chỉ là Mặt trời của nền thi ca Nga ở tư cách công dân mà còn là thi sĩ ca hát về tình yêu. Hầu như tình yêu, tình bạn luôn luôn là những tình cảm chi phối nhà thơ nhiều nhất và là ngọn nguồn trực tiếp nhất của hạnh phúc và đau khổ của cả đời ông. Bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin đã gây một niềm xúc động lớn lao vì đã vươn tới những giá trị tinh thần chung của loài người: những tình cảm chân thành, cao thượng, nhân ái của tình yêu chứa đựng trong những lời giản dị, trong sáng nhất. Tình yêu đó bắt đầu từ những điều bình dị nhất như cách xưng hô Tôi / em. Nó thể hiện sự trang trọng, dành trọn trái tim cho người mà mình yêu thương. Tình yêu của Puskin không một tình yêu ích kỉ, vụ lợi, ông tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái, không hờn dỗi, trách móc hay oán thán. Lời cầu mong cuối bài thơ cũng còn là lời nhắn nhủ của một trái tim giàu độ lượng và cao thượng, cầu mong hạnh phúc sẽ đến với cô gái mà chàng trai yêu sâu đậm. Yêu là muốn những điều tốt đẹp nhất đến với người mình yêu.